- Nguồn từ quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý đảm bảo để chi trả cho các
3.1.4. Pháp luật về quản lý thu, chi BHXH phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu
phát triển, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới
Định hướng này nhằm đảm bảo quan hệ hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội; có tác dụng thúc đẩy cải cách kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một chính sách xã hội lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hàng triệu lao động tham gia và hưởng BHXH, nhất là những người
hưởng BHXH trước năm 1995 và những người có thời gian làm việc trước năm 1995 nhưng lại hưởng BHXH từ 1995 trở đi. Để giải quyết quyền lợi của các đối tượng này, chính sách BHXH trong thời kỳ đổi mới không thể "cắt đoạn" từ 1995 trở đi mà đòi hỏi phải có các quy định linh hoạt phù hợp với tình hình của từng giai đoạn để xem xét, giải quyết. Đặc thù trên của chính sách BHXH đã tự nó đòi hỏi phải có tính kế thừa; nếu không kế thừa những nội dung, những quy định hợp lý của chính sách BHXH đã ban hành trước thời kỳ đổi mới, thì quyền lợi của không ít người lao động sẽ bị thiệt thòi, thậm chí không thể giải quyết được.
Chính sách BHXH trong thời kỳ đổi mới không chỉ kế thừa những nội dung, những quy định hợp lý của các chính sách đã ban hành, mà điều quan trọng hơn là phải thể hiện được sự đổi mới, phát triển của BHXH phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới về lĩnh vực BHXH.