Phép nối chặt

Một phần của tài liệu Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái) (Trang 77 - 86)

III. Quan hệ logic – sự vật 1 Nhân quả

1.2.Phép nối chặt

1.2.1. Nguyên nhân

Khác với các quan hệ đã nêu ở trên, quan hệ nguyên nhân được biểu hiẹn rõ ở hai câu đứng cạnh nhau. Câu đứng sau hoặc đoạn văn đứng sau thể hiện kết quả của sự kiện đã được miêu tả ở câu đứng trước hoặc câu đứng sau là điều giải thích cho sự việc xảy ra trong câu đứng trước. Qua quá trình khảo sát, các tư liệu mà tôi có sử dụng các yếu tố nối sau đây : vì, bởi, do, tại, nhờ.

+ Vì : Là từ biểu thị mối quan hệ giữa câu chứa nó với câu đứng trước.Cụ

thể là nó biểu thị nguyên nhân tất yếu dẫn đến kết quả ở câu đứng trước nó một cách trực tiếp ( nguyên nhân nào thì kết quả đó )

Ví dụ 170 : “ Nứa không có nhiều loại như tre, theo người dân có thể chia ra làm ba loại chính : nứa Ngộ, nứa Tép, và em út là nứa Đáy. Vì nứa là loại thân rỗng nên bên trong thường chứa nước, chẳng biết có phải thứ nước đó được chắt lọc từ sương trời và tinh tuý của núi rừng hay không mà có vị ngọt mát lạ thường.”

( Nứa rừng _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )

Cũng là quan hệ từ “ vì” nhưng khi nó là một vế của cặp quan hệ “ vì - nên” , thì nó sẽ biểu thị mối quan hệ ý nghĩa khác với quan hệ từ “ vì” đã nêu ở trên. Bởi lẽ, ngoài chức năng nối kết câu chứa nó với câu trước nó, nó còn biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của điều được nói đến. Không những vậy đối với cặp quan hệ từ “ vì - nên”, nó còn giữ một vai trò ngữ pháp trong câu.

Ví dụ171: “Tất cả mọi việc chăm lo đời sống thường nhật cho mẹ Thi cũng giống như mẹ Chắt. Vì mẹ Thi đã rất cao tuổi nên thường xuyên đau yếu.”

( Trách nhiệm và đạo lý _ Báo Yên Bái, số 1758 ra ngày 26 – 7- 2006 ).

+ Bởi: Cũng giống như từ nối “ vì”, nó thường đứng ở đầu câu làm trạng

ý trong câu chứa nó với câu đứng trước nó.

Ví dụ 172 : “ Đây là một cách làm hay để giữ gìn và bảo tồn vốn chữ cổ của người Thái, cách làm này phổ biến ở rất nhiều địa phương với rất nhiều loại chữ dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, ở Yên Bái nói chung cũng như vùng Thái Mường Lò nói riêng vẫn chưa thể áp dụng hình thức này. Bởi theo bà Lò Thị Huân, Phó chủ tịch UBND Thị xã Nghĩa Lộ thì dù rất muốn bảo lưu chữ Thái cổ nhưng chưa có cụ thể của các cấp trên nên chưa thể mở các lớp truyền dạy chữ Thái cho những người dân tộc Thái trong vùng.”

( Chữ Thái đi về đâu ? _ Báo Yên Bái, số 1738 ra ngày 9 – 6 – 2006 )

Ví dụ 173 : “ Đến năm 2006, Trạm Tấu đã có đến 9/12 xã, thị trấn đã và đang tiếp tục phổ cập giáo dục cho những con em đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, và cho đến đầu năm 2007 liệu rằng có hoàn thành được phổ cập giáo dục trung học cơ sở hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nghiệm thu, đánh giá về chất lượng dạy và học của nghành Giáo dục - đào tạo tỉnh. Bởi thực tế trong năm học 2005- 2006 vừa qua, Trạm Tấu có tới 40 giáo viên phải dạị chương trình năm học 2005- 2006 với 40 lớp học từ lớp 1- lớp 5 do chất lượng dạy và học quá yếu kém, nhiều em học hết lớp 5 mà đọc viết vẫn chưa thông...”

( Giáo dục ở Trậm Tấu liệu có phổ cập ? _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ).

+ Do: Là từ biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết quả , hậu quả

cho những sự việc đã được nói đến.

Ví dụ 174 : “ Tuy học sinh được hưởng học bổng ưu đãi, lương thực , thực phẩm và các nhu yếu phẩm được Nhà nước cung cấp, nhưng do điều kiện chiến tranh , các cơ quan đều phải đi sơ tán nên mỗi tháng cả thầy và trò đều phải đi bộ ra Ba Khe để lĩnh kinh phí, đong gạo, mua văn phòng phẩm...nhiều lần bị máy bay địch đánh phá, thầy trò phải gồng gánh mò mẫm về trong đêm tối. Do không có chợ, các thầy cô phải vào tận nhà dân vận động bà con ủng hộ hoặc bán cho nải chuối xanh , quả đu đủ đến con gà, con vịt...để cải thiện bữa ăn cho học sinh.”

( Trường phổ thông dân tộc vùng cao là thế! _ Báo Yên Bái, số 1807 ra ngày 17 – 11 – 2006

+ Nhờ: Là từ biểu thị những điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến

những kết quả tốt đẹp , khả quan.

Ví dụ 176: “ Chị Nguyễn Thị Tuyết – cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã cho biết: “ Thành công trong công tác bảo vệ rừng của Ngòi A chính là nhờ có sự phối hợp và vào cuộc của chính quyền địa phương, các lực lượng công an, dân quân tự vệ, đồng bào dân tộc với kiểm lâm địa bàn. Nhờ có sự phối hợp đó mà thông qua các hội nghị bảo vệ an ninh trong Tổ quốc, các đợt phát động phong trào phát triển kinh tế xã hội, các buổi họp thôn, họp chi bộ mà kiểm lâm đã lồng ghép tuyên truyền sâu rộng được tới cả hộ dân Luật bảo vệ rừng.”

(Bí quyết giữ rừng Ngòi A _ Báo Yên Bái, số 1807 ra ngày 17 – 11 – 2006)

1.2.2. Điều kiện

Đây là kiểu quan hệ nghĩa của hai phát ngôn đi cạnh nhau ( hoặc là những mệnh đề đi cạnh nhau của câu qua lại), câu trước thường biểu hiện kết quả điều kiện ở câu sau. Nhờ có mối quan hệ này mà hai phát ngôn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.

Với kiểu quan hệ này, bao gồm những từ nối sau đây : Tuy..nhưng; Tuy.

… song; dù; dẫu.

+ Tuy ... nhưng; tuy ... song: Là từ biểu thị những điều sắp nêu ra là một

sự thật đáng lẽ làm cho những điều đựơc nói đến không thể xảy ra, và nhấn mạnh ý nghĩa của cái điều đã vẫn xảy ra đó.

Ví dụ 175: “ Tôi ngồi xuống cùng bàn với em Thảo Anh Nhà - học sinh vừa đựơc thầy Đông gọi đọc bài “ Ngựa biên phòng” ( sách giáo khoa lớp 5 ) chương trình cũ. Tuy đã học hết lớp 5 nhưng em Nhà vẫn phải đọc đánh vần, đặc biệt em không thể đọc được hai từ gần nhau , chứ chưa nói gọc cả câu , cả đoạn.”

(Giáo dục ở Trạm tấu liệu có được phổ cập ? _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 176 : “ Tôi hỏi Phông có mấy chị em ruột, Phông loay hoay đếm ngón tay mãi mà không tính được, chỉ đến khi thầy giáo hỏi Phông có mấy chị , mấy anh, mấy em , Phông mới nói “ có 3 chị, 2 anh, 2 em”. Tuy đã học hết lớp 5

song Phông chưa thể tính được bài toán cộng thật đơn giản, nguyên nhân có lẽ

cũng vì gia đình Phông đông anh em quá nên Phông phải làm nhiều hơn là được đi học.”

( Giáo dục ở Trạm tấu liệu có được phổ cập ? _ Báo Yên Bái, số 1759 ra

ngày 28 – 7 – 2006 )

+ Dù : Là từ dùng để nêu lên những điều kiện không thuận , bất thường

nhằm để khẳng định nhấn mạnh rằng: những điều nói đến đó vẫn xảy ra, vẫn đúng ngay cả trong những trường hợp đó.

Ví dụ 177: “ Mỗi lần có người qua, nhất là xe máy, cây cầu kêu rầm rầm và rung lên bần bật ; nhiều điểm trên sàn cầu ngoác ra những lỗ thủng do ván sàn mục và gãy tựa như những cái bẫy kinh hoàng...Dù đã có những tai nạn xảy ra và dù sợ nhưng người dân vẫn phải qua cầu, chỉ đến khi qua bên này rồi thì ai nấy mới biết mình được an toàn và thở phào.”

( Nỗi kinh hoàng từ một cây cầu “ quá đát” _ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1-11- 2006)

+ Dẫu: Cũng có ý nghĩa như từ nối “ dù” nhưng nghĩa của nó mạnh hơn.

Ví dụ 178: “ Qua số hội viên tham gia thi đấu và trình độ các vận động viên cho thấy , chất lượng công tác đào tạo cũng như hoạt động chuyên môn của môn bóng chuyền từ cơ sở là như thế nào. Dẫu hoạt động thể dục thể thao đang được xã hội hoá, nhưng không vì xã hội hoá mà nghành nghề thể thao Yên Bái không quan tâm giúp đỡ về mặt chuyên môn, và hướng dẫn tổ chức hoạt động.”

( Bóng chuyền Yên Bái bao giờ được như ngày xưa? _Báo Yên Bái, số 1814 ra ngày 4 –12- 2006 ).

1.2.3. Giả thiết

Bao gồm những từ nôi sau đây : Nếu, giá, hễ

+ Nếu: Chỉ quan hệ điều kiện , điều kiện này được diễn đạt trong câu

trong câu, mà nó chỉ có chức năng đánh dấu quan hệ của câu chứa nó chúng với câu hữu quan ( chủ ngôn).

Ví dụ 179 : “Ngoài ra theo kinh nghiệm của dân gian “ phấn nứa” ( thiên trúc hoàng) là một loại kết tinh màu trắng thường thấy trong ống nứa, có thể làm thuốc chữa bệnh tai biến mạch máu não và cầm máu. Nếu chẳng may bị thương mà không có phấn nứa, ta có thể tận dụng ngay thân cây, bỏ vỏ xanh, cạo phần thịt trắng thành mớ bùng nhùng dịt vào vết thương cũng có tác dụng cầm máu rất tốt.”

( Nứa rừng _ báo Yên Bái, sô 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )

Ví dụ 180 : “ Nứa Ngộ ( tiếng Tày là Mạy Rịa ) thường mọc ven bờ khe, bờ suối và chỉ có trong rừng già. Đây là anh cả của loài nứa, cây rất dài và to.

Nếu đem so sánh, nứa Ngộ có thể to bằng cây tre nhỡ nhưng mỏng hơn, vì thế

cũng nhẹ hơn nhiều.”

( Nứa rừng _ báo Yên Bái, sô 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )

+ Giá ( mà ): Là từ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi trong câu chứa

nó, có ý nghĩa rất mạnh.

Ví dụ 181 : “ Nuôi gà thì gà chết cúm, bữa trước nghe người nhà nói lại, cô tôi có đứa con học ở Hà Nội về thăm nhà, gà cúm chết hết, không có gì bồi dưỡng cho thằng con đói ăn, mải học nên cô đã khóc. Giá mà đàn gà còn đông đúc, chẳng những cô tôi có gà làm thịt cho con mà còn bắt vài đôi đem ra chợ bán đi lấy ít tiền cho em tôi về trường học.”

( Mưa phùn tháng 5 _ Báo Yên Bái, số 1738 ra ngày 9 – 6 – 2006 )

+ Hễ : Từ biểu thị vế điều kiện trong quan hệ giữa quan hệ và hệ quả. Cứ

mỗi khi có sự việc, hiện tượng này thì tất yếu có sự việc hiện tượng kia trong câu trước và câu sau của đoạn văn.

Ví dụ 182: “ Chị Nguyễn Thị Bình- mẹ cháu Nam tâm sự: ‘ Cháu nó nghịch từ bé, đã phá hỏng mấy chiếc đài của ông nội. Hễ không để ý là nó tháo ra chọc ngoáy, chán rồi lại lắp vào nguyên xi như cũ.”

( Hà Hoài Nam- “ Kĩ sư nhí” say mê sáng tạo._ Báo Yên Bái, số 1806 ra ngày 15- 11 – 2006) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4. Hướng đích

Bao gồm những từ nối sau đây : Để.

+ Để : Chỉ quan hệ mục đích của sự việc, nêu lên ở câu chứa nó với câu

đứng trước nó ( mà đôi khi người ta vẫn hay gọi là phát ngôn và chủ ngôn ). Từ quan hệ “ để”, làm nhiệm vụ chỉ rõ mục đích, hành động , sự việc trong câu đứng trước nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ đi từ nối này, thì nội dung của văn bản vẫn được đảm bảo, chỉ có ý nghĩa mục đích của chủ ngôn bị lu mờ.

Ví dụ 183: “ Đặc biệt, trong việc gây dựng quỹ của chi đoàn để có nguồn thường xuyên tặng quà, biểu dương, động viên kịp thời các đoàn viên có thành tích cao trong học tập nhân dịp sơ kết hoặc tổng kết năm học. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực mà không phải chi đoàn nào cũng đạt được. Để hoạt động của chi đoàn ngày càng vững mạnh và có hiệu quả như vậy, kinh nghiệm của Trang là phải triển khai các phong trào , hoạt động do đoàn trường phát động đến các đoàn viên sớm và thường xuyên đôn đốc.”

( Nhịp sống trẻ: Sa Thị Thu Trang nhân học bổng Nguyễn Thái Bình_ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1 –11 – 2006 )

Ví dụ 184: “ Bên cạnh đó, từng bước nâng cao tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS; phấn đấu đến năm 2010 , toàn huyện có đến 100% số xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục và tiểu học đúng độ tuổi và 40% số xã, thị trấn phổ cập THCS đúng độ tuổi. Để thực hiện được mục tiêu này, Văn Yên tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể theo phương châm : thường xuyên, liên tục, triệt để nhằm đẩy nhanh và vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, làm tiền đề cho phổ cập THCS đúng độ tuổi.”

( Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Văn Yên: Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra _ Báo Yên Bái, số 1803 ra ngày 8 – 11 – 2006 )

1.2.5. Kết quả

Bao gồm những từ nối sau đây : Thế nên, thì, mà, nhìn chung.

định và suy ra từ câu đứng trước không chứa nó.

Ví dụ 185: “ Họ truyền khẩu cho nhau điều chính yếu nhất “Thà hy sinh

tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Thế nên,

người già như ông Trọng, trẻ như Tài, Thái, Thân..và cả phụ nữ bụng mang dạ chửa một nách con dại như chị Bái cũng tham gia kháng chiến.”

( Đọc sách : âu Lâu bến lửa _ báo Yên Bái, số 1825 ra ngày 29 – 12 – 2006 )

Xét ví dụ trên ta có thể thấy : Phát ngôn thứ hai “ Người già như ông

Trọng, trẻ như Tài, Thái..và cả phụ nữ..cũng tham gia kháng chiến” là kết quả, là

sự nhấn mạnh cho chủ ngôn đã nêu ra trước đó “ Thà hy sinh tất cả chứ không

chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

+ Thì ( ra ): Là tổ hợp biểu thị điêù sắp nêu ra là sự thật vừa mới được

nhận ra , nhờ những điều đã nói đến trong câu trước.

Ví dụ 186: “ Trông anh ta không đến nỗi rách rưới, lại có cả túi xách tử tế, bên trong có bộ quần áo và mấy thứ lặt vặt. Anh ta đã ngồi dậy được, sờ tay vào cái túi xách lấy ra chứng minh thư nhân dân đưa cho chị công an. Thì ra, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chỉ có mỗi hai mẹ con, nghe nói trên đây dễ tìm việc lắm nên anh mò lên đây tìm việc.”

( Chuyện thường ngày: Một lần cơ nhỡ _ Báo Yên bái, số 1769 ra ngày 21 – 6 – 2006 )

+ Mà: Là từ biểu thị những điều sắp nêu ra là nội dung thuyết minh cho

những điều vừa được nói đến trong câu trước đó..

Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy nó chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong các văn bản.

Ví dụ 187: “ Bây giờ lại có thêm dịch vụ xông hơi, mát xa , xăm thẩm mỹ và cả hát Karaoke thư giãn nữa. Thị D nghiễm nhiên trở thành bà chủ của mấy em gái trẻ đến làm công hưởng lương như viên chức nhà nước. Mà khách thì ngày càng đông một đông thêm: nam có, nữ có, ngoài lũ trai trẻ còn có cả mấy ông bà tuổi sồn sồn cũng đến đây mong được làm đẹp.”

+ Nhìn chung: Là tổ hợp thường được dùng ở đầu câu, làm thành phần

phụ cho câu, và dùng để mở đầu cho một lời nhận xét bao quát, chỉ ra những cái chính, những cái cơ bản nhất cho những điều đã được nêu ra trong câu trước.

Ví dụ 188: “ Năm 2006, huyện Lục Yên phấn đấu huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng mới 72 phòng học đợt IV, tổng vốn đầu tư trên 7.470 triệu đồng. Nhìn chung các công trình kiên cố hoá trường lớp học ở Lục Yên đều được quy hoạch , xây dựng rộng rãi, nguyên vật liệu đưa vào thi công đảm bảo chất lượng.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Kiên cố hoá trường lớp học ở Lục Yên: Nỗi lo chất lượng _ Báo Yên Bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )

Trên đây là những từ nối thuộc nhóm quan hệ “Nhân quả” mà chúng tôi tìm thấy qua quá trình khảo sát nguồn tư liệu. Để có một cách nhín rõ nét hơn, chúng ta có thể xem hai bảng thống kê sau đây:

Một phần của tài liệu Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái) (Trang 77 - 86)