Phép nối lỏng

Một phần của tài liệu Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái) (Trang 27 - 37)

2. Định vị không gian

2.1.Phép nối lỏng

+ Cạnh đó : Chỉ sự kiện, quá trình đã được trình bày gần đó, sát đó ( liên

quan đến sự kiện, quá trình đang trình bày của tác giả)

Ví dụ 33: " Sở dĩ việc này cần phải được ưu tiên là bởi nhu cầu có nơi để hội họp triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nhu cầu bức thiết là nơi gặp gỡ giao lưu của những người cao tuổi, đồng thời là điểm vui chơi cho trẻ em. Cạnh đó, chính quyền Tỉnh còn cho xây dựng một nhà văn hoá cụm dân cư dành cho nhân dân trong xã…"

( Thành phố Yên Bái_ Bao giờ mới xây dựng xong nhà văn hoá ở các khu dân cư_ 1602 ra ngày 4-6-2006 ).

+ Trong đó : trình bày những sự kiện, quá trình bên trong những sự kiện,

quá trình đã được nêu ra trước đó.

Ví dụ 34: " Tuy nhiên, số giao viên năng lực hạn chế, chưa cập so với yêu cầu còn chiếm từ 20 – 30% tổng số. Một số trường chuẩn quốc gia vẫn phải hợp đồng thuê giáo viên dạy các bộ môm cơ bản. Trong đó, đội ngũ giáo viêm dạy các bộ môn khác như : Mỹ thuật, hát nhạc, ngoại ngữ, tin học, giáo dục công dân,…phần lớn là giáo viên hợp đồng."

(Niềm tin… Báo Yên Bái, số 1812, ra ngày 29 -11-2006 ).

+ Tại đây : Là từ nối chỉ phạm vi giới hạn chỉ trong một không gian nhất

định.

Ví dụ 35: " Như quán bà H ở km5 có khoảng 10 học sinh chuyên chơi game Audition và chúng là khách hàng thường xuyên của bà. Tại đây, tình cờ tôi nghe tháy tiếng của người đàn bà đang quát con : " Mày có phải là con tao nữa không? Được, lần này về nhà tao cho mày đi luôn."

(Game Audititon _ Báo Yên Bái, số 1790, ra ngày 9 – 10 – 2006 )

Qua ví dụ trên ta có thể thấy : Từ quan hệ “ tại đây” chỉ phạm vi giới hạn trong một không gian nhất định. Đó là địa điểm : “ nhà bà H ở km5”. Hay như ví dụ sau đây:

Ví dụ 36: " Trên đường tìm chân l? giải phóng đất nước , Bác Hồ dừng chân đầu tiên trên đất Pháp. Tại đây, năm 1917, Người đã có những cuộc tiếp xúc với các tổ chức công đoàn phái tả ở thủ đô Paris nước Pháp."

(Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập công đoàn Việt Nam ( 28/7/ 1929 – 28/7/2006 ): Bác Hồ với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn._ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28- 7- 2006 )

--> Địa điểm mà tác giả nói tới ở đây là “ Pháp”.

+ Ở đây: Giới hạn phạm vi không gian của các sự kiện, hiện tượng ở câu

sau so với câu trước trong chuyện kể.

Ví dụ 37; " Chỉ vì mê game Audition mà nó thường xuyên trốn học .Ở

đây, ngoài thằng này ra còn có nhiều đứa chơi Audition và game Võ lâm truyền

kì từ sáng đến tận 23h đêm."

(Game Audition .._ Báo Yên Bái, số 1790, ra ngày 9-10-2006 ).

Ví dụ 38: ' Đây là sự hỗ trợ, động viên rất lớn dành cho các em. Ở đây, các em không những được học tập mà còn nhiều hoạt động vui khoẻ, bổ ích."

(Dấu ấn thầm lặng _ Báo Yên Bái, số 1807, ra ngày 17-11-2006 ). 2.2. Phép nối chặt

2.2.1. Không gian tâm

Bao gồm những từ nối như là : ở, tại, trong, giữa.

+ Ở : Giới hạn về phạm vi không gian, tại thời điểm không gian so với

câu trước của người kể.

Ví dụ 39: "Nhân dân còn tích cực khai hoang, mở rộng diện tích thâm canh, tăng vụ, đưa cây rau mùa vụ đông vào sản xuất trên đất 2 vụ lúa để nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, tạo việc làm cho người lao động. Ở các xã vùng cao còn có phong trào trồng cây gây rừng , mở rộng kinh tế trang trại gắn với trồng trọt, chăn nuôi gia súc. "

(Chị cán bộ dân số năng động _ Báo Yên Bái, số 1812 ra ngày 29-11- 2006)

Ví dụ 40: " Đại diện đội chào cờ ở quảng trường Thiên An Môn cũng đã mang theo một lá cờ khá to đến thăm Hân Nguyệt tại bệnh viện. Ở trong nước, được biết cô giáo Huỳnh Hiếu ở tỉnh Tiền Giang đã có lời đề nghị " Cư dân trên mạng hãy treo cờ Việt Nam vào mỗi sáng thứ hai." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tại: Là từ nối có ý nghĩa chỉ ra chính tại thời điểm của sự việc, hành

động đã nói ra trong câu trước.

Ví dụ 41: " Vừa qua, Trường trung học y tế tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Luật phòng chống tham nhũng, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời cam kết " Nói không với thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" Tại hội nghị, nhà trường đã phát động đến toàn thể các cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia đóng góp ý kiến nghị xây dựng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong nhà trường…"

( Trường trung học y tế tỉnh : cam kết " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" _ Báo Yên Bái, số 1802 ra ngày 6-11- 2006 )

Ví dụ 42; " Trong công tác chuẩn bị, ngành thể dục thể thao cũng đã cân nhắc rất nhiều đến khả năng giành huy chương của từng môn thể thao để từ đó có kế hoạch đào tạo. Tại Đại hôi thể dục thể thao toàn quốc lần thứ III năm 1995 , Yên Bái đã đứng thứ hai khu vực miến núi phía Bắc và Tây Nguyên; xếp thứ tư trong lần Đại hội thể dục thể thao lân thứ IV năm 2002, diễn ra tại Hà Nội…"

( Trước thềm đại hội Thể dục thể thao toàn quốc : Yên Bái phấn đấu là một trong năm lá cờ dẫn đầu._ Báo Yên Bái, số 1748 ra ngày 3 – 7- 2006 )

+ Trong : Chỉ ra những sự việc, hành động diễn ra thuộc bên trong những

sự việc, hành động đã nêu ra trong câu trước ( phát ngôn trước ), có liên quan chặt chẽ với nhau, và làm rõ nghĩa, bổ sung cho nhau.

Ví dụ 43: "Từ khi chương trình được triển khai, huyện Yên Bình cũng lần lượt ra mắt một số CLB ở các xã như: CLB phụ nữ với kiến thức pháp luật, CLB gia đình hạnh phúc, CLB phụ nữ không có con em...đến nay hội đã xây dựng được 29 CLB với 856 thành viên.Trong sinh hoạt, các CLB đã lồng gắn nội dung với việc tuyên truyền pháp luật và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ."

pháp luật _ Báo Yên Bái, số 1766 ra ngày 14 – 8 – 2006 )

Ví dụ 44: " Ban đầu nhịp chày đều đều lắc khoẻ , làm vỡ dần vỏ trấu, khi cảm thấy lõi cốm trật ra, có thể dính bết vào chày thì "máng trưởng" ra nhịp gõ chày lên thành máng, mục đích là làm cho cốm khỏi dính nhưng lại tạo nền nhạc đệm và một liên khúc nhạc được tấu lên rộn ràng. Trong lúc giã cốm, mọi người thường đối đáp hát rất vui."

(Mùa gặt về _ nhớ hội làng_ Báo Yên Bái, số 1802, ra ngày 6-11-2006 )

+ Giữa : Là phương tiện nối giữa câu trước và tiếp theo cuả văn bản, tạo

nên một lôgíc, kết hợp chặt chẽ giữa hình thức và ngữ nghĩa.

Ví dụ 45: " Những giấc mơ cứ như thế trở đo trở lại trong trái tim tôi, nhất là những khi chỉ có một mình trong những đem mất ngủ. Giữa bao chộn rộn , bon chen, tôi lại ước đựơc thong dong đi trên con đường làng xanh mát, lại ước đựơc thênh thang bay giữa mây bồng bềnh , lại ước đựơc thảnh thơi ngồi chơi bên bếp lửa nồng đựơm….

(Những giấc mơ tuổi thơ _ Báo Yên Bái, số 1753 ra ngày 14-7-2006 )

2.2.2. Không gian biên

Bao gồm những từ nối : Cạnh, gần, bên, ngoài, trên, dưới.

+ Cạnh :

Ví dụ 46: “ Tôi cảm thấy vui và ngày càng yêu quí chuyên mục này hơn bởi “ Nắng sân trường” đã cho tôi thêm tự tin để nuôi lớn những ước mơ của mình.Cạnh tôi luôn có mẹ đi cùng động viên, giảng giải cho tôi những điều mà tôi chưa hiểu.”

( Nghề của mẹ _ Báo Yên Bái, số 1742 ra ngày 19 – 6 – 2006 )

+ Gần: Là từ chỉ ý nghĩa số lượng xấp xỉ nhằm nhấn mạnh trạng thái mà

trong câu trước không chứa nó đã nêu.

Ví dụ 48: “ Hiện nay trong xã hôi đã có tới 13 hộ chuyên sản xuất vật liệu xây dựng cung ứng cho xây dựng mặt bằng khu công nghiệp. Số hộ làm thương mại –dịch vụ gồm: sản xuất gạch ngói, vận tải, ăn uống, cho thuê nhà ở xung

quanh khu công nghiệp đã tăng lên 93 hộ. Gần 200 hộ ở hai thôn chuyên sản

cho khu công nghiệp.”

(Lao động- xã hội: Việc làm cho người dân Văn Tiến trong Khu công nghiệp phía nam._ Báo Yên Bái, số 1791 ra ngày 11 – 10 – 2006)

+ Bên : Chỉ khoảng không gian sát cạnh, gần kề với những sự vật, sự

việc, hành động đã nêu ra trong câu trước.

Ví dụ 49: " Ông Biến ngậm ngùi , dù đã rất cố gắng nhưng ông cũng chỉ dich được một phần ba kho tàng tri thức ấy." Liệu sau này có ai sẽ tiếp tục dịch sách Thái cổ cho bà con? " - đây là trăn trở luôn đau đáu trong lòng ông. Bên mâm cơm và những chén rượu đầy, người dân Thái vẫn say trong những lời ca day dứt của Xóng trụ xôn xao, Khun Lú Náng Ủa…" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chữ Thái đi về đâu..? _ Báo Yên Bái, số 1738 ra ngày 9 – 6- 2006 ).

Ví dụ 50 : " Nó được làm bằng gỗ xoan mộc, thô sơ, rất nhỏ và cũ kĩ nhưng lúc nào cũng thật sạch sẽ. Bên chiếc mâm gỗ đó, ba anh em tôi đã lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ."

(Chiếc mâm gỗ _ Báo Yên Bái, số 1756 ra ngày 21- 7- 2006 )

+Trên : là từ chỉ những vị trí cao hơn trong không gian so với một vị trí

xác định nào đó đã được nêu ra trong câu trước.

Ví dụ 52 : " Cô Lộc cho biết, có hôm cả 15 em đến lớp đủ nhưng cũng có hôm chỉ có vài em đến vì còn phải ở nhà giúp bố mẹ đi chăn trâu, lấy củi, trông

em..Trên bảng lúc này, em Lò Văn Điệp đang cầm thước kẻ chỉ vào từng chữ

đánh vần bài “ Chiếc rễ cây”( Sách giáo khoa lớp 2).

Ví dụ 53 : " Một cô nữ sinh xô tay một chị bán rau khi chiếc xe của chị sắp chen lên trước xe của cô. Chiếc xe đổ nghiêng ngay trên rãnh nước bên đường. Cô nữ sinh nọ vẫn chưa hài lòng mà còn ném theo cái lườm nguyýt dầi dặc trước khi phóng xe đi…Trên một đoạn đường khác, một thanh niên ăn mặc lich sự , đi xe máy xô ngã một em học sinh đi xe đạp."

(Văn hoá đường phố _ Báo Yên Bái, số 1739 ra ngày 12- 06- 2006 ).

2.2.3. Không gian định hướng

Bao gồm những từ nối : Từ; đến; với ; về ; ra ; vào; lên ; xuống..

nguồn gốc của những việc sắp được nói đến.

Ví dụ 54: " Nhiều mô hình hợp tác xã , các dịch vụ sản xuất ra đời, đầu tư phát triển bền vững như : HTX tín dụng Lâm An, Đông Giang…Từ chỗ chỉ có vài chục trang trại , đến nay Văn Yên đã có trên 1000 trang trại có thu nhập từ 20 – 60 triệu đồng / năm."

(Văn Yên tiếp tục thực hiện xây dựng đời sống văn hoá _ Báo Yên Bái, số 1812 ra ngày 29- 11- 2006 ).

Ví dụ 55: " Tôi đã được chứng kiến nhiều lễ chào cờ mà ban tổ chức khi hô dõng dạc " quốc ca " nhưng chờ mãi không thấy nhạc nổi lên hoặc phải chờ môt lúc mới có. Cũng có nơi, băng nhạc chuẩn bị không kic nên trước khi nhạc quốc ca vang lên, mọi người lại được nghe thêm đoạn cuối một bài hát khác ở

đoạn băng trước…Từ những sự việc đã nêu trên đây, làm người ta liên tưởng tới

một bài báo rất cảm kích viết về bé Hân Nguyệt 15 tuổi sống ở tỉnh Cát Lâm ( Trung Quốc )."

(Hát quốc ca _ Báo Yên Bái, số 1802 ra ngày 6 – 11 – 2006 ).

+ Đến : là từ chỉ điểm đến một nơi nào đó sau một quá trình di chuyển từ

câu trước.

Ví dụ 56: " Cả hàng phố chạy ra xem thì thấy ông Văn nằm sóng soài trên đường, máu chảy ra lênh láng , người thì lấy khăn băng vết thương, người thì lấy xe máy ra, người thì bế ông lên xe đi bệnh viện cấp cứu. Đến viện, các thầy thuốc rửa vết thương, băng bó lại cho ông."

(Tình xóm phố _ Báo Yên Bái, số 1736 ra ngày 5 –6 - 2006 )

Ví dụ 57 : " Các hoạt động văn nghệ quần chúng thường xuyên được đẩy mạnh, các thôn đều có đội văn nghệ, mỗi năm tổ chức từ 5-7 buổi biểu diễn , tạo không khí vui tươi , phấn khởi và góp phần quan trọng gìn giữ, phát huy những nét văn hoá truyền thống. Đến Bảo Hưng- cái đầu tiên cảm nhận là đường làng ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; vệ sinh môi trường đảm bảo do quy ước của các thôn quy định rõ tiêu chí vệ sinh môi trường và định kì tổ chức tổng vệ sinh.”

(Bảo Hưng- Điểm sáng văn hoá_ Báo Yên Bái, số 1737 ra ngày 7 – 6 – 2006 )

+ Về : Là từ biểu thị điều sắp nêu ra là phạm vi hay phương hướng của

hoạt động.

Ví dụ 58: " Không cần phải mở một cuộc điều tra toàn diện để đánh giá chất lượng phổ cập nhưng trên thực tế chúng tôi đã gặp rất nhều học sinh học hết lớp 4 , lớp 5 mà vẫn chưa nhận được hết mặt chữ cái, không đọc nổi một bài

tập đơn giản, nhiều em không nói được tiếng phổ thông. Về vấn đề này trưởng

bản Phiềng Ngài, xã Nậm Có – Trang Là Dao bộc bạch : " chất lượng giáo dục ở vùng cao là rất thấp, nhất là chương trình xoá mù chữ , tôi thấy không hiệu quả.." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(" Hai không " ở Mù Căng Chải : có khả thi ? _ Báo Yên Bái, số 1812 ra ngày 29 -11 -2006 ).

Ví dụ59 : " Đeo nặng nỗi buồn, chàng trai bỏ đi xa mong kiếm được nhiều tiền về chuộc lại nàng. Về phần cô gái, không vượt lên khỏi lễ giáo, cam chịu số phận đã sang ngang ."

( Xống trụ xôn xao _ bản tình ca Thái bất hủ _ báo Yên Bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )

+ Vào : Là từ thường dùng trước danh từ, trong một vài tổ hợp làm thành

phần phụ của câu , chỉ hành động hướng vào trong một khoảng không gian xác định xác định đại khái nào đó.

Ví dụ 60 : " Cây chè Hưng Khánh quê tôi cũng vậy, chè mang thêm cái tội sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, thuốc kích thích mà bị phụ bạc. Một dạo đến công sở, người ta đua nhau uống trà thanh nhiệt, trà thảo mộc. Vào nhà hàng, thì nào là trà Dimah, trà Lipton chanh, sữa..chính hiệu.

(Trà Lam Hưng Khánh _ Báo Yên Bái, số 1800 ra ngày 1- 11 – 2006 ).

Trên đây, là những từ nối thuộc quan hệ định vị không gian mà chúng tôi

qua quá trình khảo sát đã thấy. Để có một cách nhìn tổng quát hơn, chúng tôi sẽ tóm tắt bằng bảng sau đây:

Bảng 7: Tỷ lệ phần trăm các kiểu quan hệ nối Định vị không gian

STT Định vị không gian Số từ Số lần xuất hiện Tỷ lệ ( %)

2 Không gian tâm 4 80 55,17

3 Không gian biên 7 20 13,81

4 Không gian định

hướng 5 33 22,75

Định vị không gian là những từ quan hệ chỉ về một vị trí thuộc về không gian nhất định nào đó.Trong quan hệ này, một điều đặc biệt là có rất nhiều từ quan hệ có tác dụng liên kết các câu lại với nhau thành một hệ thống ( văn bản) hoàn chỉnh, tuy nhiên chúng ta không thường xuyên bắt gặp nó trong các văn bản như: hành chính- công cụ, văn bản khoa học...mà chỉ đa phần xuất hiện trong văn bản nghệ thuật, và báo chí mà thôi.

Để có thể hình dung những từ quan hệ nối trên đây xuất hiện và đóng vai trò như thế nào trong câu, có thể xem bảng chi tiết sau đây:

Bảng 8: Tỷ lệ phần trăm các từ (nhóm) trong quan hệ Định vị không gian

STT Quan hệ định vị không gian Số lần xuất hiện

Nhiều TB Ít

1 Nối lỏng Tại đây, ở đây + 5,52

Cạnh đó, trong đó + 2,75

2

Không gian

Trong + 33,79

tâm Tại. + 6,9 Giữa + 4,54 3 Không gian biên Trên, ngoài + 8,50 Cạnh, gần, dưới + 4,96 4 Không gian định hướng

Một phần của tài liệu Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái) (Trang 27 - 37)