II. Quan hệ logic diễn đạt 1 Trình tự diễn đạt
3. Xác minh – nhấn mạnh
3.2. Chính xác hoá
Bao gồm những từ nối sau đây : Thật ra, thực ra, nói đúng ra, nói thật
ra, sự thật, chính xác hơn, quả thật là, thực tình mà nói, đúng là, quả là, …
+ Quả thực là : Suy ra từ câu trước, thừa nhận câu sau mới là đúng với
chân lý so với câu trước.
Ví dụ 130 : " Măng ớt, món đặc sản riêng của Trạm Tấu đã trở thành quà
cho ngời thành phố và khách phương xa. Quả thực là , cái vị thơm cay, chua
ngọt mà không cần mì chính riêng có của măng ớt Trạm Tấu chấm cá suối nư- ớng trong bữa cơm hôm ấy vẫn còn theo tôi đến mãi nay."
( Măng ớt Trạm Tấu _ Báo Yên Bái, số 1772, ra ngày 28-8-2006 )
Ví dụ 131 : " Tìm hiểu về việc " lỗ " của hệ thống bưu điện văn hoá xã, chúng tôI được biết ngoài các khoản " lỗ " cụ thể của ngàng bưu điện về tài chính thì việc người dân ở nhiều co sở không " có nhu cầu " đến bưu điện văn hoá xã đã dẫn đến việc xã hội đang phảI chịu những khoản lỗ vô tình khi thông tin , kiến thức khoa học phục vụ sản xuất không đến được với người dân. Quả
thực là, chỉ làm một phép tính đơn giản về " những nguồn thu chi " của các
điểm văn hoá xã hàng tháng thì có thể thấy " cung và cầu không hề cân đôi " một chút nào hết."
bái , số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )
+ Đúng là : Được suy ra từ câu trước, nối với câu trước,mang hàm ý nhấn
mạnh và thừa nhận câu sau là đúng.
Ví dụ 132 : “ Vừa lúc ấy, chị cảnh sát khu vực cũng tới. Chị lay thức ngư- ời ấy dậy. Đúng là đói lại nằm ở vỉa hè nên xỉu đi, được xoa dầu và uống tý sữa vào , mắt anh ta chớp chớp.”
( Một lần cơ nhỡ _ 1769, Báo Yên Bái, ra ngày 21- 8- 2006 ).
+ Quả là : Cũng giống như từ nối “ thực ra”, nó được suy ra từ câu trước,
nhưng vẫn mang trong mình hàm ý chủ quan, chưa xác định rõ ràng.
Ví dụ 133: “ Tuy nhiên, sẽ thật nguy hiểm nếu chúng ta quá vội vã tung hô những câu thủ trẻ, những nwời còn phải học hỏi , hoàn thiện rất nhiều về cả nhân cách cà sự nghiệp. Quả là sẽ có ích, nếu các cầu thủ thêm tự tin, hiểu được thế mạnh vốn có để phát huy , đồng thời vẫn biết chỗ đứng của mình ở đâu so với các nền bóng đá khác.”
(Tuy ngay đây nhưng vẫn xa xôi _ 1769 , Báo Yên Bái, ra ngày 21- 8- 2006)
+ Quả thật ( là ): giống như " quả thực là".
Ví dụ 134 : "Sau đó, mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch của vợ ông. Quả
thật, san gạt, cơi nới thêm đợc một ít đất cũng dờng như làm cho khoảng không
gian thêm thoáng đãng , tầm mắt không còn bí rì rì như trước."
(Mưa ơi là mưa _ Báo yên Bái, số 1772, ra ngày 28-8- 2006 ).
+ Nói đúng ra : Là từ nối liên kết giữa hai câu, mà đôi khi người ta còn
hay gọi nó là phát ngôn và chủ ngôn. Nó được dùng với ý nghĩa đem đến cho ta một nhận định được suy ra từ câu trước, nhằm hướng tới sự chính xác hoá.
Ví dụ 135 : “ Hai gia đình ở liền kề nhau, đất hai nhà có ranh giới là hàng ôrô, hàng ngày vẫn nhìn thấy nhau. Nói đúng ra hai nhà còn thân thiện nữa là đằng khác.”
(Đất chăng dây- cây dựng sào_ 1778, Báo Yên Bái, ra ngày 11-9-2006 ) 3.3. Nhấn mạnh
riêng, thậm chí, hơn thế nữa, không những… mà; nổi bật nhất là, không chỉ riêng, chỉ có như vậy, điều đáng nói là, tiêu biểu là,…
+ Đặc biệt ( là) : Là cụm từ nối có ý nhấn mạnh tầm quan trọng của sự
kiện câu sau chứa nó với câu trước
ví dụ 136 ; " Cha tôi thường dạy rằng là con gái thì dù có làm gì đi chăng nữa thì cũng phaỉ nhớ và chăm sóc đến gia đình mình thật chu đáo và hoàn tất.
Đặc biệt là bữa cơm gia đình, vì nó rất quan trọng không những đảm bảo cho
sức khoẻ mà nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi thành viên."
( Chiếc mâm gỗ _ Báo Yên bái, số 1756 ra ngày 21 – 7 – 2006 ).
Ví dụ 137: " Riêng năm học lớp 9 , Huệ có tới 6 môn học đạt điểm bình quân 9,0. và các môn học khác đều đạt trên 8,0. . Đặc biệt cũng trong kì thi năm học vừa qua, Bích Huệ đạt giải ba kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học."
(Bích Huệ hát hay, học giỏi _ Báo Yên bái , số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
+ Nhất là : Mang hàm ý nhấn mạnh, đưa sự vật , hành động... được nêu
ra ở câu trước không chứa nó lên nổi bật.
Ví dụ 138 :" Những khó khăn trong tập luyện như sân bãi ngoài trời, sân đất, dụng cụ tập luyện hạn chế , các bài tập và địa điểm luôn phải thay đổi do điều kiện thời tiết, số lượng của vận động viên của từng hạng cân ít cũng không làm em nhụt chí. Nhất là các bài tập đối kháng, phần lớn các em phải tập với nam ở hạng cân bằng nhau…"
( Cô gái vàng dân tộc Dao _ Báo Yên Bái, 1817 ra ngày 11 – 12 – 2006 )
--> Sự nổi bật được nêu ra ở đây là: “ các bài tập đối kháng, phần lớn các
em phải tập với nam ở hạng cân bằng nhau..” so với “ những khó khăn trong tập luyện...” đã nêu ra ở câu trước nó.
Ví dụ 139 : “ Nhớ thủa nào, hai đứa hay chơi trốn tìm bên hàng rào bìm bìm rồi hái hoa cài lên đầu để chơi trò công chúa. Giờ ngoảnh lại chỉ thấy gạch vôi , cứ lạnh lùng và xa vắng thế nào ấy. Nhất là, trên hàng tường bao đó lại cắm đầy những mảnh thuỷ tinh vừa ngạo nghễ, vừa đầy cảnh giác, đề phòng.”
( Những hàng rào quê _ Báo Yên Bái, số 1801 ra ngày 3 – 11- 2006 )
+ Điều đáng quan tâm là : là tổ hợp từ giữ thành phần phụ trong câu, và
nó có hàm ý nhấn mạnh cho những sự việc, hành động diễn ra trong câu chứa nó.
Ví dụ 140 : " Tuy nhiên để nâng cao trình độ cho cán bộ vùng cao, công tác cử tuyển , đào tạo theo địa chỉ cần đẩy mạnh hơn nữa . Điều đáng quan tâm
là chỉ tiêu cử tuyển hàng năm chưa đáp ứng được về nhu cầu cân đối cơ cấu ,
ngành nghề."
( Chi trả lương hưu.._ Báo Yên Bái , số 1764 ra ngày 9 – 8- 2006 )
+ Riêng : Nhấn mạnh một bộ phận nào đó của sự kiện đã nêu ra trong câu
trước.
Ví dụ 141 : " Đồng chí Trần Đông, bí thư huyện Đoàn Trấn Yên cho biết: " vấn đề này tôi nghĩ không chỉ diễn ra ở huyện Trấn Yên. Để co thể từng bứơc khắc phục những vấn đề này, cần có sự quan tâm, nỗ lực hơn nữa từ nhiều phía , nhất là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, Đảng, chính quyền trong viẹc phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn, hội LHPN. Riêng huyện Đoàn Trấn Yên trong nhiệm kì tới, Ban chấp hành đã có những giảI pháp tích cực nhằm thu hút đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động Đoàn như : trước hết tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, tạo điều kiện hỗ trợ tiền vốn.."
( Cần đẩy mạnh hoạt động Đoàn ở nông thôn _ Báo Yên BáI, số 1815 ra ngày 6 – 12 – 2006 )
+ Thậm chí : Nối với câu trước, tăng cường mức độ của sự kiện, hành
động của câu trước với câu sau chứa nó.
Ví dụ 142: " Trao đổi với đồng chí Đinh Thị Mế – trưởng phòng nội vụ và LĐTBXH thị xã Nghĩa Lộ, chúng tôi được biết trong thời gian qua , thị xã và đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động đã nổ lực đưa ra nhiều giải pháp phối hợp về tuyên truỳen vận động nhân dân tham gia. Thậm chí, đã có những đơn vị tuyển dụng còn kết hợp cả kí cam kết về mức thu nhập cho người lao động ở địa phương còn gặp nhièu khó khăn về vốn đầu tư ban đầu."
khẩu lao động _ báo Yên Bái , số 1779 ra ngày 13 – 9 – 2006 )
Ví dụ 143: " Nếu không còn nhà sàn thì người Thái không còn hình ảnh chiếc khau cút trên nóc nhà, mất đi nới bài trí thờ cúng tổ tiên và các tín ngưỡng dân gian khác đã tồn tại trong ngôi nhà sàn từ bao đời nay. Thậm chí mất luôn cả không gian thích hợp nhất cho sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian như : múa xoè, nghe kể sử thi, chọc sàn tìm bạn tình, hát ví giao duyên…"
( Bảo tồn văn hoá tộc người cần hướng về cơ sở _ Báo Yên Bái , số 1787 ra ngày 2 - 10 – 2006 ).
+ Không những… mà : Nhấn mạnh tính hơn hẳn của sự kiện ở câu sau
chứa nó so với toàn bộ những sự kiện ở trong câu trước.
Ví dụ 144 : “ Với phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, Huế được các thầy cô giáo rất tin tưởng và các bạn cùng lớp bầu làm lớp trưởng. Không
những gương mẫu trong học tập mà Huế còn là tấm gương điển hình trong các
phong trào hoạt động của trường , lớp.”
( Nhịp sống trẻ: Chàng trai có ước mơ đẹp _ Báo Yên Bái, số 1785 ra ngày 27 – 9 – 2006 ).
Ví dụ 145: “Chi hội giúp nhau đào giếng lấy nước ăn hợp vệ sinh; làm hàng chục ao nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng, chăm sóc thu hoạch hàng chục hécta lúa, ngô, khoai, sắn cho các hội viên khi mỗi mùa vụ đến.
Không những chỉ quan tâm đến các hội viên, chi hội còn thường xuyên giúp
đỡ, thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ, cùng các bạn , nghành, đoàn thể địa phương hỗ trợ, xoá đói cho bốn hộ nghèo trong năm 2005 và đầu năm 2006.”
( Một mô hình đoàn kết nhân rộng_ Báo Yên Bái, số 1735 ra ngày 7 – 6 – 2006 )
+ Đáng chú ý là : Dùng để nhấn mạnh sự chú ý của người đọc vào sự
kiện của câu sau.
Ví dụ 146: " Công cuộc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá dân tộc cần được xã hội hoá, tạo thành ý thức trách nhiệm nhu cầu của cộng đồng và người dân. Đáng chú ý là việc khảo sát , xây dựng một kế hoạch dài hạn , giẩi quyết
dứt điểm từng phần , từng mục tiêu trọng điểm tới đại trà.”
( Bảo tồn và phát huy vốn văn hoá dân tộc với hoạt động du lịch ở Tây Bắc _ Báo Yên Bái, số 1803 ra ngày 8 – 11 – 2006 )
+ Đặc biệt chú trọng : Dùng để nối với câu trước nhấn mạnh sự quan
trọng đặc biệt của các sự kiện ở câu sau.
Ví dụ 147 : “ Ban chấp hành vận động mỗi hội viên phải đóng góp ít nhất một cây, nay riêng tùng la hán đã có tới hàng trăm cây phôi, sanh có đến 300 cây, còn lại hàng trăm cây các loại : đa, si, lộc, vừng.. Đặc biệt chú trọng đó là chi hội đã có nề nếp sinh hoạt thường xuyên với chất lượng tốt, nhờ đó các hội viên được trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau.”
( Đặc điểm địa danh miền tây Yên Bái, số 1748 ra ngày 3 –7 – 2006 )
+ Không chỉ riêng : Là cụm từ dùng để nhấn mạnh những điều sắp nói
tới.
Ví dụ 147 : “ Ông Nguyễn Kiên Đào- Phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, theo kế hoạch của UBND Tỉnh Yên Bái, khoa nhi sẽ được xây mới từ ngày 10/ 3/ 2006, vì vậy bênh viện cũng đã có biện pháp chuyển toàn bộ số giường của Khoa nhi sang Khoa ngoại và khoa sản để đảm bảo cho công tác điều trị...tuy nhiên cho đến nay đã hơn ba tháng trôi qua, nhưng việc khởi công của công trình vẫn chưa được tiến hành. Không chỉ riêng có Khoa nhi mà tất cả các khoa khác trong bệnh viện cũng đã đều xuống cấp rất trầm trọng.”
( Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái,_ số 1748 Báo Yên Bái, ra ngày 3 – 7 – 2006 )
+ Chỉ có như vậy :
Ví dụ 148 : “ Đó là điều mà chúng ta cần suy nghĩ khi đổi tên hoặc đặt tên địa danh để làm sao vừa xây dựng cho quê hương , đất nước đổi mới mà không đánh mất đi tên gọi vốn có của các địa danh đã từng gắn bó với lịch sử lao động, đấu tranh của cha ông, gắn bó với đời sống tâm linh, tinh thần , tình cảm của nhân dân. Chỉ có như vậy, chúng ta mới giữ gìn, phát huy được bản sắc dân tộc, bản sắc vùng, miền đất vốn rất linh thiêng trong mỗi con người Việt Nam.”
( Đặc điểm địa danh miền tây Yên Bái, số 1748 ra ngày 3 –7 – 2006 )
+ Điêù đáng nói là : Là cụm từ dùng để nhấn mạnh những điều sắp nói
trong câu sau.
Ví dụ 149 : “ Trong khi đó vấn đề thu ngân sách ở Yên Bình đang còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu cân đối của huyện đến hết tháng 11 mới đạt gần 14 tỷ đồng so với kế hoạch cả năm là 19 tỷ đồng. Điều đáng nói là, sắc thuế tỉnh giao cao nhất là 8 tỷ đồng ( là thuế giao đất )nhưng do sự ngưng trệ của thị trường bất dộng sản trong toàn quốc dẫn tới hiện nay mới chỉ có thu được gần 3 tỷ đồng.”
( Lao động- xã hội : Lương chậm, đời sồng giáo viên Yên Bình gặp khó khăn _ số 1812 ra ngày 29 – 11- 2006 )
Ví dụ 150 : “ Chả là, trước cổng nhà bác, Sở điện lực đang đào đường để dây để mắc điện cao áp cho con đường mới. Từng ụ đất đào từ cống lên đựơc chất đầy ở hai bên bờ, trời mưa thì biến thành đống bùn nhão nhoét, trời nắng thì bụi mù mịt..thôi thì vì lợi ích chung gia đình bác bảo nhau phải cố gắng khắc phục. Điều đáng nói là, cống đã dào xong mà cứ để đấy không, phải đến nửa tháng sau, đường dây điện mới được đưa xuống và cống cũng được lấp đi; cứ tưởng như thế là xong nhưng đến mấy ngày sau, lại có một người đến dầo cống, làm hệ thống thoát nước...”
( Chuyện thường ngày : Chuyện “ nhặt” từ một con đường _ Báo Yên Bái, số 1754 ra ngày 17 – 7 – 2006 ).
+ Nguyên nhân cơ bản là : giống như cụm từ “ Điều đáng nói là”.
Ví dụ 151: “ Cùng với kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống cũng đang chịu những biến động lớn. lớp trẻ đang ngày càng ít người mặc quần áo dân tộc, còn người lớn tuổi thì vẫn mặc trang phục truyền thống nhưng chất liệu vải cũng không còn nguyên vẹn và cách may cũng cách tân đi rất nhiều. Nguyên nhân cơ bản là, nền kinh tế đang chuyển mạnh từ tự cung tự cấp sang cơ chế hàng hoá nên nghề dệt thủ công cũng mất dần, trong khi đó, vải dệt công nghiệp và quần áo may sãn thì tràn ngập thị trường.”
2 – 10 – 2006 ).
+ Tiêu biểu là : Là những sự vật, hành động...cụ thể, để từ đó có thể thấy
được đặc trưng rõ nét nhất có tính chất trừu tượng hơn, khái quát hơn, chung hơn ( thường nói về những điều tốt đẹp).
Ví dụ 152 : Đồng thời phối hợp với các ngành , đoàn thể để giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên và tổ chức thực hiện bốn nội dung, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Tiêu biểu là chi đoàn Phòng kinh tế chỉ đạo mô hình trông 14 hécta lúa giống tại các xã Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Mường Lai đạt hiệu quả kinh tế gấp hai lần trồng lúa kinh tế.”
( Nhịp sống trẻ : Tuổi trẻ Lục Yên với phong trào 4 mới _ Báo Yên Bái, số 1761 ra ngày 2 – 8 – 2006 )
+ Điều đáng quan tâm là : giống như cụm từ “ Nguyên nhân cơ bản là”.
Ví dụ 153 : “ Qua đào tạo cử tuyển , đội ngũ cán bộ thiểu số đã được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, phần lớn số học sinh hệ cử tuyển sau khi tốt nghiệp về địa phương sẽ được tiếp nhận phân công công tác, một số có
hướng phát triển tốt sẽ được đào tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương. Điều
đáng quan tâm là, chỉ tiêu cử tuyển hàng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
và cân đối cơ cấu , ngành nghề.”
( Một số vấn đề về đào tạo cán bộ cho vùng cao _ Báo Yên Bái, số 1764 ra ngày 9 – 8 – 2006 ).
Trên đây là những từ nối chúng tôi tìm thấy trong quá trình khảo sát, để