III. Quan hệ logic – sự vật 1 Nhân quả
1.1. Phép nối lỏng
Bao gồm những từ nối sau đây : Như vậy; thì ra; như thế; vì vậy; do
đó; do vậy; thế là; kết quả là;..
+ Như vậy : Nó được suy ra từ câu trước, nêu lên kết quả của câu trước.
Ví dụ 154: “ Gia đình nhà chủ có một tổ hợp Đảng (3 người là Đảng viên) đều là cán bộ công chức nhà nước, nhưng khi bị nhắc nhở về chuyện vi phạm thì ông chủ nhà hồn nhiên : “ Đây là đường nhánh, ai người ta để ý mà sợ, tôi đã
xây sẵn một chiếc trụ rồi, tôi chỉ cần cắt đến cái trụ là xong...Như vậy , vấn đề
không phải là sự thiêud hiểu biết, mà ở chính ý thức của người dân
(Không chỉ là cái cổng _ Báo Yên Bái, số 1775 ra ngày 4 – 9 – 2006 ).
+ Thì ra: Là hệ quả được suy ra từ câu trước, nêu lên kết quả của câu
trước.
Ví dụ 155 : “ Một hôm, Lan đi học tối về bỗng nhìn thấy con bé giúp việc đang rửa bát cho một quán ăn. Thì ra, ban ngày làm giúp việc cho nhà Lan, tối về con bé lại đi rửa bát ở đây.”
( Người giúp việc _ Báo Yên Bái, số 1760 ra ngày 31 – 7 – 2006 )
+ Vì vậy: Xét về thực chất thì chúng ta sẽ thấy từ “ vậy” trong quan hệ
với từ ngữ nó thay thế , vì thế nó thuộc về phép thế: thế bằng đại từ thay thế.. Tuy nhiên, nó vẫn lại được xếp vào phép nối với tư cách là liên từ kết nối giữa phát ngôn với chủ ngôn.
+ Nội dung của các đại từ thay thế có liên quan với nội dung trong câu đứng gần đó, và nó được giải thích bởi nội dung này. Đây cũng chính là tiêu chuẩn chung với phép thế, mà chúng ta cần phaỉ phân biệt
+ Các yếu tố có chứa đại từ thay thế này đứng đầu câu chứa chúng, chứ không hề tham gia vào chủ ngữ, hay đề ngữ, gia ngữ của câu chứa chúng.
Không những vậy, tổ hợp “ vì vậy” đứng đầu câu làm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu chứa nó, trong đó “ vậy” thay thế cho ý trong câu đứng trước.Trên cơ sở đứng đầu câu và thay thế từ “ vậy” , tổ hợp “ vì vậy” thuộc về phép nối.
Nó biểu hiện rõ nét qua ví dụ sau đây :
Ví dụ 156: “ Máy chế biến sắn có tính năng vừa nạo vỏ, vừa thái sẵn, vừa tuốt sắn thành sợi , tăng cường độ làm việc và có hiệu quả, giảm bụi bặm, không nặng nhọc, không tiêu hao sức lao động cơ bắp - đó chính là hiệu quả dễ nhận ra nhất của công trình này. Vì vậy, Hà Hoài Nam đã đoạt giải nhất ( 1 trong 4 giải ) và nhận được Huy chương vàng cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên , nhi đồng lần thứ hai ( 2005 – 2006 ) do Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam , Bộ Khoa học công nghệ và môi trường tổ chức ..”
(Hà Hoài Nam – Say mê niềm sáng tạo _ Báo Yên bái, số 1806 ra ngày 15 – 11 – 2006 )
Ví dụ 157: “ Cách trung tâm xã khoảng 4 giờ đi bộ, thôn Phiềng Ngài có một phan hiệu lẻ với hai giáo viên đứng lớp. Do xa xôi nên việc học cũng không đượ bọn trẻ quan tâm, vì có lẽ do chúng lười học và chúng nghĩ học cũng chnảg làm gì, thời gian đó giúp bố mẹ chăn trâu , làm ruộng hay làm nương còn tốt hơn nhiều. Vì vậy, thích thì học không thích thì thôi nhưng điều quan trọng là vẫn được lên lớp đều.”
( “ Hai không “ ở Mù Căng Chải có khả thi ? _ Báo Yên bái, số 1812 ra ngày 29 – 11- 2006 ).
+ Chính vì vậy : Là một cách nói khác của cụm từ nối: “ vì vậy”
Ví dụ 158: “ Hầu hết, các trường trong địa bàn thành phố, mở rộng nhiều hình thức đào tạo rất đa dạng và đặc trưng riêng. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục toàn ngành đã được nâng cao lên rõ rệt, cho đến nay đã có đến 10 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ giáo viên cấp giỏi chiếm 15%..”
( Niềm tin vào ngày mai tươi sáng của con em chúng ta _ Báo Yên bái, số 1812 ra ngày 29 – 11 – 2006 ).
Ví dụ 159 : “ Cùng loại sản phẩm khăn piêu, con gái Thái ở Mường Lò làm cả tuần có khi không xong một chiếc. Chính vì vậy, giá trị ngày công làm thổ cẩm mà người Thái ở Nghĩa Lộ cho rằng còn rất thấp thì phần lớn do nguyên nhân nói trên.”
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên Bái, số 1799 ra ngày 30 –1 0 – 2006 ).
+ Nhờ vậy : Là cụm từ biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến
kết quả tốt đẹp.
Ví dụ 160 : Khẩu hiệu “ học vì ngày mai lập nghiệp” đã giúp mỗi học sinh có ý thức vươn lên, mõi cán bộ giáo viên đề cao trách nhiệm . Nhờ vậy, đại da số học sinh trưởng thành từ đây đều có phẩm chất đạo đức tốt, có kĩ năng lao động và tay nghề khá; 85 % số học sinh các nghành nghề cơ khí đã tìm được việc làm thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm, các tổng công ty lớn như Sông Đà, Thăng Long...”
( Trường công nhân kĩ thuật Yên Bái: gắn đào tạo với việc làm và xuất khẩu lao động _ Báo Yên Bái, số 1814 ra ngày 4 – 12 – 2006 )
+ Do vậy : Là cụm từ biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết
quả.
Ví dụ 161: “ sau hai năm thực hiện , kết quả đạt được là cơ bản nhưng nhìn lại quá trình thực hiện vẫn còn những vấn đề cần khắc phục, đó là : nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền vẫn chưa thật sự đầy đủ, vẫn coi việc
xây dựng chuẩn là nhiệm vụ của nghành y tế. Do vậy, nhiều cơ sở chuă thực hiện quyết liệt nghị quyết của cấp uỷ, kế hoạch hành động của chính quyền...”
( Hai năm thực hiện ở Sở Y Tế Tỉnh Yên Bái_ Báo Yên bái, số 1824 ra ngày 27 – 12 – 2006 )
Ví dụ 162: “ Các xã đồng lòng gắn việc thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã hội với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, gắn công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân với các tiêu chí của làng văn hoá sức khoẻ...Do
vậy, công tác vệ sinh môi trường và các chương trình y tế mục tiêu đều đạt chỉ
tiêu đề ra.”
( Trấn Yên thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã _ Báo Yên Bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
+Bởi thế : Là từ biểu thị những điều sắp nêu ra có lý do hơặc nguyên
nhân là do những điều đã nói đến ở trong câu trước.
Ví dụ 163: “ Trấn Yên là huyện miền núi có điạn bàn rộng lớn , dân số trên 98.000 người với 29 xã, thị trấn , trong đó có 8 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 7 xã được đưa vào chương trình hỗ trợ diện xã nghèo ngoài vùng 135. Bởi
thế, hàng năm công tác giải quyết lao động và việc làm , đặc biệt là lao động
khu vực nông thôn gặp không ít khó khăn.”
( Lao động – xã hội : Trấn Yên với nhiều giẩi pháp tạo việc làm mới _ Báo Yên Bái, số 1824 ra ngày 27 – 12 – 2006 )
+ Thế là; Nối với câu trứơc mang hàm ý các các sự kiện, hành động..ở
câu sau là kết quả cuối cùng của một quá trình mà những câu trước đã nêu ra Ví dụ 164: “ Ông chi họ nghèo nhất ra về khóc huhu : “ Nhục ơi là nhục, nó khinh mình nghèo, đã thế lại không thèm ngồi ăn giỗ cùng nữa. Thà nhịn đói cũng cho họ biết tay...” Thế là chi họ nửa làng này lập tức mở chiến dịch bổ theo đầu người góp tiền xây mộ tổ.”
( Chuyện thường ngày : Tiếng gáy _ Báo Yên Bái, số 1760 ra ngày 31 – 7 – 2006 ).
Ví dụ 165: “ Các cháu đánh xe ra thành phố, sớm mai các cháu về sớm. Đứa thì bảo không có toalét, đứa thì bảo không có bình nóng lạnh thì tắm sao
nổi. Thế là cơm nước xong, chúng kéo nhau ra thành phố ngủ khách sạn hết cả.”
( Về quê _ Báo Yên Bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 )
+ Bởi vậy : cũng giống như “ vì vậy”
Ví dụ 166: “ Cũng có ý kiến cho rằng , người Thái ở đây vừa đi qua thời kì cuộc sống khó khăn nên họ đang nảy sinh tâm lý tự thoả mãn với cuộc sống hiện tại và không muốn làm những nghề phải thức khuya dậy sớm như trước đây...Bởi vậy, từ khi tái lập thị xã Nghĩa Lộ, địa phương đã rất nô lực để khôi phục nghề này và đưa nó thành thế mạnh kinh tế.”
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 ).
+ Thế mà : Là cụm từ nối được suy ra từ những cơ sở của câu trước. Và
câu sau này là một sự trái ngược so với câu trước đó.
Ví dụ 167: “ Hơn nữa , nứa còn đi vào tiềm thức tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nơi đây. vào mỗi dịp thanh minh , đi tảo mộ viẹc làm không thể thiếu được của một số dân tộc là chặt cây nứa cắm vào trước mộ của người thân..cứ như vậy, người dân sống nhờ nứa, chơi cùng nứa, ở cùng nứa và khi ra đi họ cũng có nứa để bầu bạn...Thế mà, chỉ trong vài năm trở lại đây, hình ảnh những tràng nứa xanh mướt đã không còn nữa, phải chăng vì cuộc sống mưu sinh mà một số người đã phải chặt phá rừng.”
( Nứa rừng _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ).
+ Vậy mà : Cũng giống như “ Thế mà”.
Ví dụ 168: “ Vất vả là thế mà vụ đông ruộng chân trũng ngập sớm, nước sông Hồng đổ vào đồng nên lúa cũng chẳng được gặt. Vậy mà, xã vẫn áp mức sản lượng 80 cân / sào, thế nên nhà tôi năm nào cũng nợ thuế.”
(Mưa phùn tháng năm _ Báo Yên Bái, sô 1738 ra ngày 9 – 6 – 2006 ).
+ Đó là : Là từ dùng để nhấn mạnh về tính chất xác định , hay đích xác
của những điều đã nói đến trước đó
Ví dụ 169 : “ Qua trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo thị xã cho thấy, cùng với sự hạn chế trong kĩ năng dệt nghề, còn có những nguyên nhân khác khiến nghề thổ cẩm Mường Lò không phát triển. Đó là, người làm thổ cẩm chưa
có đủ năng lực để tạo nên những sản phẩm mà khách hàng cần, ngược lại, họ chỉ mang đến cho khách hàng những thứ họ có.”
( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cảm _ Báo Yên Bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 )