LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án đầu tư (Trang 40)

Trước khi quyết định đầu tư theo hình thức nào: đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng hay đầu tư mới (đối với các doanh nghiệp đang hoạt động), nhà đầu tư cần phân tích kỹ những điều kiện cụ thể để lựa chọn phương án phù hợp:

Đầu tư xây dựng mới: hình thức này ít khi tận dụng được các cơ sở hiện có, trừ phần hạ tầng đồng thời đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, trình độ quản lý tốt,... Đối với việc đầu tư sản xuất sản phẩm mới trước hết cần xem xét khả năng tận dụng các cơ sở sẵn có. Tuy nhiên, cần đưa ra các phương án và chỉ nên quyết định sau khi đã so sánh các phương án này về các mặt kinh tế, kỹ thuật, quan trọng hơn cả là khả năng phát triển trong tương lai.

Đầu tư theo chiều sâu:

+ Cải tạo, nâng cấp các công trình có sẵn (đối với các công trình cơ sở hạ tầng).

+ Mở rộng, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất đã có sẵn (đối với sản xuất kinh doanh).

Hình thức này cho phép tận dụng được cơ sở có sẵn, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời bộ máy quản lý đã hình thành, công nhân đã quen tay nghề,… Vì vậy, đầu tư theo chiều sâu cần ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Nếu tận dụng cơ sở hiện có, cải tạo, mở rộng thêm thì cần phải mô tả cơ sở hiện có với những nội dung sau:

+ Tình trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại. + Số lượng cán bộ, công nhân hiện có.

+ Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: vốn cố định, vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động bình quân, nợ và khả năng thanh toán,…

+ Thống kê TSCĐ hiện có theo mẫu sau:

Các công trình kiến trúc:

Danh mục công trình Khối lượng Cấp công trình Nguyên giá Giá trị còn lại

Các thiết bị hiện có:

Tên thiết

bị Số lượng Năm sản suất Xuất xứ % công suất huy động Nguyên giá Giá trị còn lại

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án đầu tư (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)