Ngôn ngữ chính xác, sáng tạo, biểu cảm và giàu nhạc điệu

Một phần của tài liệu THẾGIỚI NGHỆTHUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NIÊN THIẾU (Trang 60 - 63)

Tuy còn nhỏ nhưng Trần Đăng Khoa làm thơ rất có cân nhắc, lựa chọn theo suy nghĩ của mình. Trong bài Mẹốm có câu “Cánh màn khép lỏng cả ngày” Trần Đăng Khoa

dùng rất chính xác. Tại sao khép lỏng mà không khép chặt ? Khép lỏng vì đằng sau cánh màn luôn có sự hiện diện của em bé đang ngồi túc trực bên mẹ. Khép lỏng vì mẹ luôn được mọi người vào ra thăm hỏi. Chỉ một chữ thôi, Trần Đăng Khoa đã cho chúng ta cảm nhận

được lòng yêu thương sâu đậm của chú bé dành cho mẹ, nghĩa tình láng giềng dành cho nhau. Một trong những ý nghĩa của thơ là làm cho con người hiểu nhau, yêu thương nhau. Trần Đăng Khoa đã làm được điều đó.

Trong lời hát ru cho đứa cháu nhỏ, Trần Đăng Khoa dùng từ rất đắt: “Đất đang chín thóc - Trời đang chín trăng” (Cháu ngủ đi rồi…). Không thể tìm được một từ nào khác thay thế từ chín mà Trần Đăng Khoa đã sử dụng. Với từ này, mặt đất và bầu trời có mối quan hệ tương hỗ về màu sắc. Trăng chiếu ánh vàng xuống mặt đất làm cho thóc thêm rực rỡ, ngời sáng và phản chiếu ngược trở lại làm cho trăng thêm lung linh, lấp lánh.

Trong Thôn xóm vào mùa:

Thóc mặc áo vàng óng Thở hí hóp trên sân

Trần Đăng Khoa đã không đồng ý khi ban biên tập sửa lại “Thóc mặc áo vàng óng – Nhảy nhót mãi trên sân”. Xuân Diệu hiểu được điều đó: “ Nhân vật chính là thóc, âm nhạc chính là thóc, múa nhảy chính là thóc… hạt thóc gồm hai mảnh trấu quặp lại thành cái vỏ

nên khi thóc văng ra, thóc mệt, thở hí hóp như con cá có hai mang bị nằm trên cạn” (Một em nhỏ làm thơ).

Nhạc điệu trong thơ Trần Đăng Khoa rất phong phú, đã số các bài đều có nhạc điệu, âm sắc riêng: Trăng sáng sân nhà em, Đánh thức trầu, Vườn em, Mưa, Ò ó o..., Khi mẹ

vắng nhà, Buổi sáng sân nhà em, Sao không về vàng ơi, Tiếng võng kêu, Đêm Côn Sơn, Trăng ơi…từđâu đến... Nhạc điệu ở các bài ấy rất gần với ca dao, đồng dao của dân tộc ta.

Đó là do Trần Đăng Khoa được sinh ra trong một làng quê, một gia đình có truyền thống về văn học dân gian và bản thân em cũng luôn cố gắng vận dụng, sáng tạo. Những câu thơ

có sử dụng các câu ca dao, đồng dao, nhưng Trần Đăng Khoa không lấy toàn bộ mà chỉ lấy ý hay một vài từ rồi viết theo cách nghĩ, cách cảm của mình. Cho nên đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta vừa có cảm giác quen quen mà cũng vừa có cảm giác thích thú vì một em bé nhỏ tuổi như thế mà lại biết vận dụng linh hoạt văn học dân gian để biến cái chung thành cái riêng của mình.

Thơ thiếu nhi do các em viết hay do người lớn viết cho các em thì thường sử dụng câu gồm bốn hoặc năm chữ. Một câu thơ ngắn tạo nên ngữ điệu đơn giản, nhịp nhàng các em sẽ dễ tiếp thu hơn, bởi tư duy, cảm xúc của trẻ em chưa trưởng thành như người lớn.

Điều này giải thích vì sao trong các trò chơi dân gian của trẻ em có rất nhiều bài đồng dao. Trần Đăng Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời đã viết nhiều bài gồm các câu thơ bốn, năm chữ: Hạt gạo làng ta, Tiếng võng kêu, Hà Nội, Chụp ảnh, Chiếc ngõ nhỏ, Lọc cà lọc cọc,... Đặc biệt hơn, bài “Ò ó o...” chủ yếu sử dụng các câu thơ chỉ có hai, ba chữ:

Ò... ó... o... Ò... ó... o... Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt....

Câu thơ có tác dụng khác là có nhiều vần liên tiếp nhau hơn nên dễ đọc, dễ nhớ và âm vang hơn bởi tính nhạc. Hãy đọc lại các bài thơ vừa nêu, nhất là bài “Ò ó o...” sẽ thấy rõ điều đó. Bài thơ liên tục chuyển nhịp từ 3/ 2/ 2 đến 3/ 2, sau đó trở lại 3/ 2/ 2 và kết thúc bằng nhịp điệu 3/ 2 gợi cho người đọc cảm giác cuộc sống với những âm thanh và nhịp

điệu thúc giục mọi người mọi, vật hãy cùng hoạt động, cùng chung sức hát lên khúc nhạc yêu thương, cùng lao động hết mình phục vụ cho công cuộc kháng chiến vĩđại của dân tộc ta. Âm thanh tiếng gà lan xa, vận động được Trần Đăng Khoa sử dụng để tác động đến các vật khác, làm cho nó cũng vận động theo (na mở mắt, tre đâm măng, hạt đậu nảy mầm, buồng chuối tỏa hương...). Na, tre, buồng chuối, hạt đậu,... thực sự có vận động nhưng rất chậm, không nhìn thấy được. Nhưng ở đây, cả hai vận động như cuốn phim quay chậm và hình như sự vận động ấy hòa nhịp với âm thanh tiếng gà. Đem cái động và âm thanh cho cái tĩnh, cái yên lặng làm cho sự vật thú vị, kì ảo. Dường như, tất cả tập trung trong một hoạt động rộn ràng, nhịp nhàng bên nhau. Trần Đăng Khoa không sử dụng nhiều từ mới lạ, phức tạp mà là những từ có sẵn, đơn giản nhưng với sự sáng tạo, cái nhìn độc đáo, sự liên tưorng mới mẻ, biết vận dụng các phép chuyển nghĩa bài thơ có một sức hấp dẫn kì lạ. Các

động từ sử dụng trong bài thơ là động từ mạnh như thúc giục sự vật vận động và phát triển. Trong cái nhìn của trẻ con, sự vật vốn rất quen thuộc đối với mọi người lại trở nên mới lạ, hấp dẫn như lần đầu tiên ta nhìn thấy con cò trắng “khiêng nắng qua sông...”. Cái nón là đồ vật nhỏ bé gần gũi. Đội nón là một việc bình thường. Mấy ai trong chúng ta quan tâm đến điều đó. Vậy mà nhà thơ nhỏ tuổi đã thấy được cái hay của việc đội nón đấy. Thế

là Trần Đăng Khoa tạo điều kiện để thay đổi cái nón cụ thể, nhỏ bé bằng khoảng không gian rộng lớn, sôi động với âm thanh, hình ảnh đầy biến động trong Mưa:

Bố em đi cày về Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Trần Đăng Khoa đã thay chiếc nón lá cọ bằng sấm, chớp trong cơn mưa và người bố - một nông dân bình thường - trở nên vĩ đại như một vị tướng oai hùng dám đối đầu với

thiên nhiên. Hình ảnh này Trần Đăng Khoa đã trông thấy nhiều lần. Bằng tình cảm yêu quý dành cho bố Trần Đăng Khoa đã viết về bố rất đẹp. Người nông dân Việt Nam vất vả lao

động trên cánh đồng, dầm mưa dãi nắng là việc rất đỗi bình thường, quen thuộc. Cả bài thơ

chỉ có hơn một trăm tiếng mà tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc quang cảnh, cảm giác mát mẻ lạ thường của đất trời, cây cỏ, loài vật và con người. Với bài thơ này, Trần Đăng Khoa không chỉ riêng dành để ca ngợi, cảm ơn bố mà còn dành tình cảm đó cho tất cả

những người đã ngày ngày chăm lo cho để mọi người yên tâm lao động, chiến đấu và để

Trần Đăng Khoa tiếp tục viết nên những bài thơ như “hạt gạo làng ta”.

Và đây nữa, âm thanh của tiếng võng ngân lên theo từng nhịp điệu bài thơ:

Kẽo cà kẽo kẹt Kẽo cà kẽo kẹt …Kẽo cà kẽo kẹt Kẽo cà… kẽo kẹt…

Chúng ta hình dung được cảnh một em bé đang say giấc nồng và âm thanh của tiếng võng gợi nhớ về một thuở ấu thơ mà ai cũng từng trải qua. Nhịp thơ 2/2 gợi vẻ đong đưa của nhịp võng đều đặn. Bài thơ kết thúc với “kẽo cà – kẽo kẹt…” mà âm thanh võng đưa sao còn ngân vang mãi.

Một phần của tài liệu THẾGIỚI NGHỆTHUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NIÊN THIẾU (Trang 60 - 63)