Tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu

Một phần của tài liệu THẾGIỚI NGHỆTHUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NIÊN THIẾU (Trang 38 - 42)

3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nướ c

3.3. Tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu

Trong các bức tranh văn học viết về cuộc kháng chiến của nhân dân ta có các chân dung của những người anh hùng: Các anh chiến sĩ, những người dân công, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các em bé liên lạc,… thì chân dung Bác Hồ hiện lên rực rỡ nhất. Bác chính là linh hồn của dân tộc ta.

Đối với thiếu nhi, Bác Hồ dành tất cả sự yêu thương và niềm tin tưởng, hi vọng vào tương lai của các em: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu” (Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/ 1945). Còn về phần các em thì rất yêu mến Bác, thường hát vang bài hát phổ từ bài thơ

của Người:

Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh

(Thơ trung thu 1946 – Hồ Chí Minh)

Cũng như bao trẻ em khác, Trần Đăng Khoa có một tấm lòng yêu mến đặc biệt đối với Bác Hồ. Hàng ngày Trần Đăng Khoa nhìn ảnh Bác tưởng như Bác đang nói chuyện với mình:

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp đuổi gà Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hầm ngồi (Ảnh Bác)

Khi tự tay mình trồng một cây bàng trên đường làng, cây bàng lớn lên che bóng mát cho người làng, làm chỗ để họ nghỉ mệt sau những lúc lao động, Trần Đăng Khoa đã vui sướng vì mình làm được việc tốt. Niềm vui đó theo em vào giấc mơ. Em đã có một giấc mơđẹp bởi trong mơ em đã gặp Bác Hồ - người mà em hết lòng yêu mến:

Thấy cả Bác Hồ về làng

Cũng ngồi ở gốc cây bàng của em …

Trần Đăng Khoa yêu mến Bác nhưng lại không vòi vĩnh một điều gì. Bởi nhưđã nói, các em sống tự lập và ý thức được rằng:

Bác lo bao việc trên đời.

Chưa bao giờđến Hà Nội nhưng Trần Đăng Khoa yêu mến Hà Nội xa xôi bởi vì nơi

ấy có Bác Hồ. Em vẫn thường “Em nằm lơ mơ ngủ - thấy mình về thủ đô” (Trăng tròn). Nhà thơ nhỏ say cảnh và mơ giấc mơ đẹp: Trước mắt mình là “Ngôi nhà Bác ở giữa Ba

Đình” và thấp thoáng bóng Bác đang chăm sóc món quà của miền Nam yêu thương:

Bóng Bác bên cây vú sữa.

Tiếng Bác Hồ cười, em nghe rất rõ…

(Hà Nội có Bác Hồ)

Trong tâm trí trẻ thơ của Trần Đăng Khoa, Hà Nội xa xôi ấy có những cảnh vật, đồ

vật thật lạ mắt và thật đẹp: gò Đống Đa, chiếc cầu sắt bắc trên mái nhà mà xe lửa và ô tô đi không gãy, Hồ Gươm,… Liên và An trong “ Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) cũng đã từng nghĩ

về Hà Nội nhưng có một điều khác là: Hai chị em đã từng có thời gian sống ở đấy và bây giờ nhớ về Hà Nội bởi cả hai đang sống trong phố huyện tối tăm, “mong đợi có một cái gì tươi sáng”. Còn Trần Đăng Khoa nghĩ về Hà Nội mà chưa một lần đến, nghĩ về Hà Nội như một phần xương thịt của đất nước có Bác Hồ hiền hòa, yêu thương thiếu nhi đang sống ở đó. Khi nghe tin giặc Mĩ ném bom Hà Nội, em đã hốt hoảng, lo lắng:

- Các chú bộđội ơi - Các chú bộđội ơi

Thằng giặc Mĩ nó ném bom Hà Nội rồi Hà Nội có Bác Hồđang ở…

( Hà Nội có Bác Hồ)

Từ lâu, Trần Đăng Khoa đã mơ ước được đến với Hà Nội. Hình ảnh Hà Nội tươi

đẹp xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa ba lần (Hà Nội,Hà Nội có Bác Hồ, Đất trời sáng lắm hôm nay). Mơ ước đó đã thành hiện thực. Trần Đăng Khoa đã được đến với thủđô yêu dấu. Trần Đăng Khoa nói trong niềm hân hoan:

Bác ơi! Cháu đến đây rồi

Bài thơ này Trần Đăng Khoa ghi chú rất rõ: “Ba Đình, 30/5/1969” như đánh dấu một cột mốc kỉ niệm đáng nhớ của cuộc đời, bởi không phải em nhỏ nào cũng được đến với thủ đô Hà Nội. Trong hoàn cảnh đất nước còn đang diễn ra chiến tranh thì việc đi lại càng khó khăn gấp bội.

Tình cảm của các em là tình cảm của búp mầm đối với gốc cội. Cẩm Thơ may mắn hơn Trần Đăng Khoa và các bạn khác bởi em đã tận mắt nhìn thấy Bác Hồ bằng xương bằng thịt trong một lần theo má đi dự hội nghị:

Em nhảy cả trong hội nghị

Em quên hết chú công an Em muốn hát

Em muốn reo...

Em muốn hát - Em muốn reo” nhưng mọi người đã im lặng, Bác Hồ sắp nói chuyện nên “em ngồi xuống lắng nghe lời Bác”. Em cảm nhận được:

Bác ở trên cao mà em thấy rất gần Vì em ở trong con ngươi của Bác

(Em gặp Bác Hồ)

Tất cả chúng ta, dù là người lớn hay trẻ nhỏ, đều ấp ủ ước mơ được một lần gặp Bác. Nếu nhưước mơ ấy thành sự thực thì còn gì xúc động cho bằng. Người lớn vui sướng thì rưng rưng xúc động, vui sao cứ nước mắt cứ rơi. Còn trẻ con thì không thế. Chúng vui sướng, hân hoan và nhảy múa không cần khách khí – tất cả những hành động mà người lớn

đôi lúc muốn thể hiện nhưng phải kìm nén. Được gặp Bác, ai cũng cảm thấy mình thật bé bỏng, ai cũng muốn được ở thật gần Bác, được nắm bàn tay Bác, được nghe Bác nói chuyện,… Không chỉ có vui sướng vì được gặp Bác, cô bé còn tự nhủ với mình:

Lớn lên phải như cô Mười Vào Nam đánh giặc

Để Bác Hồ yêu thế, dắt đi chơi.

(Em gặp Bác Hồ)

Chắc hẳn ngày hôm đó là một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong đời của cô bé Cẩm Thơ. Nói thếđể thấy rằng, trên thế giới, ít có vị lãnh tụ nào được mọi tầng lớp nhân dân, không chỉ trong nước mà quốc tế yêu mến, yêu mến một cách sâu sắc như Bác Hồ của chúng ta. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thay mặt đồng bào nói lên lòng tự hào đó trong điếu văn Hồ

Chủ tịch: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông

đất nước ta” [12; 68].

Trần Đăng Khoa rất lo cho sức khỏe của Bác:

Sang năm Bác tám mươi rồi

Bác ơi, Bác thấy trong người khỏe không?

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Các em luôn muốn “Bác vui, Bác khỏe là lòng cháu vui”. Mong ước đó đã được viết nên bài hát “Ngày ngày chúng cháu ước mong – mong sao Bác sống muôn đời để dìu dắt nhi đồng thành người…”.

Một đứa trẻ chín tuổi mấy khi nghĩđược như Trần Đăng Khoa:

Bác lo nghĩ suốt một đời

Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày.

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Yêu thương một người nào đó mà khi người đó mất đi, chúng ta cảm thấy thật đau

đớn, xót xa. Bác Hồ mất đi là một tổn thất lớn cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Trước sự mất mát lớn lao đó, Trần Đăng Khoa và các bạn nhỏ của mình bày tỏ tình cảm, mỗi em một kiểu nhưng đều gặp nhau ở niểm tiếc nuối và đau xót khôn tả. Cô bé Cẩm Thơ mới hôm nào reo vui trong hội nghị vì được gặp Bác, nay nghe tin Bác mất em đã khóc nấc. Các bạn của em cùng Khóc như nhau:

Chưa bao giờ tất cả chúng em đều khóc

Nước mắt chảy không kịp lau Các em sẵn sàng đổi những nhu cầu vui chơi hàng ngày của mình để Bác Hồđược

sống:

Giá chúng mình được ngủ một giấc Ngủ không cần ăn bánh đi chơi

Để Bác Hồ sống mãi đời đời.

(Cẩm Thơ)

Nhưng điều mà các em mong muốn đánh đổi sẽ không bao giờ thành sự thật. Thế

nên, nỗi đau càng tăng thêm. Nỗi đau đã làm cho :

Trẻ nhỏ nghiêm trang như các cụ già Các cụ già khóc như trẻ nhỏ

Sinh thời, Bác rất kì vọng vào thế hệ trẻ của đất nước. Ghi nhớ sâu sắc niềm kì vọng

đó, Trần Đăng Khoa tuy còn ít tuổi đã thay mặt cho tất cả thiếu niên hứa với Bác:

Cháu thề phấn đấu suốt đời

Như lời Bác dạy, như lời Bác mong.

Bác đã mất nhưng hình ảnh của Bác còn sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc, trong tim của mọi người, trong đó có các em nhỏ. Những điều Bác dạy lúc sinh thời chính là nguồn động viên để các em vượt qua nỗi đau mà phấn đấu trong học tập và lao động, chiến đấu. Bác đã đi xa chúng ta gần 40 năm nhưng tình cảm của cả dân tộc ta dành cho Bác không hề phai nhạt mà ngày càng đậm đà, thắm thiết, sâu sắc hơn. Bác đã trở thành hình tượng đẹp nhất trong các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ,… Bác trở

thành người đại diện cho dân tộc Việt Nam khi chúng ta đứng trước bạn bè thế giới.

Trần Đăng Khoa đã có khoảng thời gian ngắn nằm viện điều trị bệnh mắt (1969). Trong giấc mơ, Trần Đăng Khoa đã thấy Bác ân cần chăm sóc cho mình:

Có ai se sẽ ngồi xuống đầu giường

Đưa bàn tay mát như kem sữa Xoa lên trán em đang dịu lửa Vuốt lên mắt em đang mờ

A, Bác Hồ!

(Em gặp Bác Hồ)

Khi Trần Đăng Khoa viết bài này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã “đi gặp cụ Các Mác - Lênin” một vài ngày. Bài thơđược viết bằng nỗi nhớ thương da diết của một đứa bé dành cho người mà nó hết lòng yêu kính. Trong giấc mơ của Trần Đăng Khoa, Bác hiện lên như một ông tiên hiền lành, nhân hậu trong cổ tích. Nhưng ông tiên trong truyện cổ tích chẳng có được những cử chỉ chăm sóc tận tình như Bác dành cho một đứa bé, đặc biệt là lúc nó đang bệnh. Ông tiên Bác Hồ thì ân cần chăm sóc, gài từng khuy áo cho em khiến cho cơn bệnh giảm đi rất nhiều.

Trong cơn đau đớn, xót xa, mọi người thường bi quan nhưng Trần Đăng Khoa lại mang trong lòng niềm tin mãnh liệt: Bác vẫn còn, vẫn sống mãi với dân tộc và cả thế giới:

Nhưng Bác chỉ nghĩ ban ngày Chứ ban đêm là Bác rời linh cữu Bác chào chú đứng gác

Rồi đi vòng quanh khắp thế giới

Để chăm sóc trẻ con

Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện…

(Em gặp Bác Hồ)

Niềm tin ấy Trần Đăng Khoa thốt lên như thay lời cho cả non sông trong lúc những người khác đang đau khổ. Ngày nay, đi đến đâu ta cũng gặp dòng chữ có sức mạnh cổ vũ

lớn lao tinh thần và sức lực của dân tộc Việt Nam: “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Tình cảm đối với Bác Hồ là một nội dung đặc biệt góp phần tạo nên dáng vẻ riêng biệt của thơ thiếu nhi trong thời khi chống Mĩ. Sau này, vẫn có những bài thơ thiếu nhi viết về Bác nhưng có lẽ sẽ không có được cảm xúc nóng bỏng như thế.

Một phần của tài liệu THẾGIỚI NGHỆTHUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NIÊN THIẾU (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)