Người ta nói rằng tâm hồn của con người thuở hồng hoang với tâm hồn của một đứa trẻ con có một sự gắn bó rất đặc biệt mà chúng ta khó có thể giải thích được. Đó là sựđồng
tượng tự nhiên xã hội nên họ lí giải bằng trí tưởng tượng nhiều màu sắc thần thánh. Trẻ
con cũng thế, khi chúng bắt đầu biết quan sát sự vật vật xung quanh thì mọi cái trong mắt chúng đều là lí thú và bí ẩn.
Một trong những yếu tố làm cho thơ Trần Đăng Khoa có những nét không thể lẫn lộn với thơ của các em thiếu nhi khác là trí tưởng tượng rất phong phú, mạnh mẽ, rất riêng của mình. Những liên tưởng của Trần Đăng Khoa thật lạ lẫm, gây cho người đọc cảm giác bất ngờ, thú vị. Nhìn một tượng đá trong ngôi đền Bãi Cháy, em chợt nhận ra một điều:
Và em bỗng hiểu ngôi đền
Hiểu ai tạc tượng người hiền cầm gươm
(Ngôi đền Bãi Cháy)
Thì ra, Trần Đăng Khoa liên tưởng đến hình ảnh chú bộđội. Gương mặt hiền lành gợi cho em biết bao tình cảm tốt đẹp. Gương mặt đó có những nét gì quen thuộc, dễ
thương dễ mến lạ lùng. Bộđội ta khi chiến đấu với kẻ thù thì dũng cảm, hiên ngang nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, bên cạnh người thân quen thì rất hiền lành, chất phác. Việc cầm vũ khí là một việc không hề mong muốn. Nhân dân Việt Nam không nuôi mộng bá vương, không khát máu mà chỉ mong muốn cuộc sống hòa bình, tự do.
Sự liên tưởng phong phú ở nhiều bài thơ mang chất lãng mạn:
Vườn xanh biêng biếc tiếng chim Dơi chiều khua chạng vạng Ai dắt ông trăng vàng Thả chơi trong lùm nhãn
(Hương nhãn)
Người đọc có thể nghĩ sao cũng được. Màu xanh có thể là của lá cây trong vườn, cũng có thể tiếng chim làm cho khu vườn thêm sức sống, thêm xanh hơn. Cánh dơi bay trên bầu trời đang sẫm tối như khua tất cả ánh sáng cất vào một nơi, cả ông trăng cũng
đang thập thò trong lùm nhãn. Một đêm có trăng nhưng không sáng vằng vặc như đêm mười sáu cũng có nét huyền diệu trong con mắt của Trần Đăng Khoa. Ngay cả ánh trăng
đã trở nên thân thiết với mình, Trần Đăng Khoa cũng liên tưởng đến nhiều hình ảnh khác nhau. Trăng có khi giống như một quả chín tròn mộng: Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà… Có khi lại giống như: Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi
Lúc thì lại giống như quả bóng mà Trần Đăng Khoa và các bạn thường chơi:
Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời…
Trần Đăng Khoa có sự liên tưởng rất lạ. Khi nhắc đến con cò, mọi người hay nghĩ đến người mẹ chịu thương chịu khó hay người nông dân lam lũ. Chỉ riêng Trần Đăng Khoa nói về ý nghĩa hình ảnh con cò trong Con cò trắng muốt: “Khi mưa đến, lúa, Trần Đăng Khoai cau đều hả hê hứng giọt mưa rơi, ếch nhái mở hội, cá múa tung tăng thì con cò lại
đứng trên cành cây ướt lông, chịu rét. Cháu nghĩ tới những anh bộđội đã hi sinh”.
Việc gì đối với em Trần Đăng Khoa cũng mới mẻ bởi sự liên tưởng ngộ nghĩnh, vô tận của mình. Nhìn cánh diều bay liệng trên bầu trời lộng gió, Trần Đăng Khoa nghĩ đến nhiều hình ảnh khác nhau:
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng… Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân… Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời… Diều em - lưỡi liềm Ai bỏ quên lại…
(Thả diều)
Trong thơ ca, cơn mưa thường phảng phất nét buồn buồn. Thế nhưng, cảnh mưa trong thơ Trần Đăng Khoa lại khác hẳn. Cơn mưa làm cho cây lá thêm xanh tốt, đất trời như tăng thêm sức sống. Mọi vật hối hả trong cơn mưa làm cho Trần Đăng Khoa nghĩđến trò chơi đánh trận giả với đầy đủ hình ảnh của người dũng sĩ nơi trận mạc, các binh lính,…: “Ông Trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận - Kiến - Hành quân - Đầy đường…”.
Đọc Cơn dông, người ta cứ cảm thấy thú vị khi thấy Trần Đăng Khoa cũng biết chơi chữ nữa:
Quả bòng chết chẳng chịu chìm Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu
Chơi chữ nhưng và có vẻ triết lí. “Ao con” là chiếc ao nhỏ thì phải vui đùa hồn nhiên với những đợt sóng lăn tăn. Chỉ có biển lớn, sông sâu mới có những con sóng “bạc
đầu”. Hình ảnh trong cơn dông trái với lôgic thông thường, Trần Đăng Khoa đã tinh ý nhận ra điều đó. Thật ra, cái gọi là tinh ý của Trần Đăng Khoa chúng ta cũng đã đôi lần bắt gặp, nhưng có khi nào ta liên tưởng như Trần Đăng Khoa, có khi nào ta cảm thấy bứt rứt không yên với hình ảnh mình bắt gặp và viết thành những vần thơ? Sự liên tưởng xuất hiện nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa bởi vì em còn đang tuổi thiếu nhi, mà thiếu nhi thì trí tưởng tượng vô cùng tận. Những ý nghĩ rất người lớn ấy là do hoàn cảnh sống đã tạo nên một Trần Đăng Khoa vừa hồn nhiên đáng yêu lại vừa sâu sắc, tinh tế.