Cảm hứng từ những người thân yêu

Một phần của tài liệu THẾGIỚI NGHỆTHUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NIÊN THIẾU (Trang 26 - 29)

Khi bàn về thơ thiếu nhi, giáo sư Vân Thanh cho rằng: “Tình cảm gia đình trong thơ

các em viết chưa nhiều. Thực ra lỗi không phải ở các em. Các em làm thơ vì một nhu cầu tự nhiên của tâm hồn, những gì các em không sống, không biết hay chưa thể nghiệm sâu thì các em chưa nói đến” [17b; 50]. Đối với Trần Đăng Khoa thì khác. Bên cạnh thiên nhiên, cuộc sống lao động ở nông thôn và những tình cảm đối với Bác Hồ, bộđội thì Trần

Đăng Khoa viết khá nhiều về người thân của mình. Những người gắn bó với Trần Đăng Khoa nhất thì phải nói đến: Bà, bố mẹ, anh Minh, bé Giang và cháu bé Minh Hà (gọi Trần

Đăng Khoa bằng chú). Tất cả những người này đã góp phần hình thành và nuôi dưỡng hồn thơ Trần Đăng Khoa.

Trong cả tập thơ chỉ có một bài Mưa là Trần Đăng Khoa viết về bố. Điều này không có nghĩa là Trần Đăng Khoa không yêu bố mà là một hiện tượng tâm lí bình thường. Người bố cho dù có thương con mức nào cũng ít thể hiện, vẻ ngoài thường lạnh lùng, nghiêm khắc. Thế nên, trong ca dao dân ca hay trong văn học viết cũng ít đề cập đến bố. Trong khi đó, mẹ là cảm hứng vô tận của thơ, nhạc, họa…Trong các loại hình nghệ thuật

đó, mẹ được ví với cái cao cả, lớn lao như sông dài, như biển rộng, như núi cao,… Trần

Đăng Khoa viết về mẹ không như những người lớn đã viết. Bằng tấm lòng yêu thương tha thiết, Trần Đăng Khoa nhận thức được những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua từ khi cưu mang con cho đến khi con trưởng thành. Mẹ của Trần Đăng Khoa là hình ảnh của những bà mẹ trong các cuộc kháng chiến. Hạt gạo làng ta làm bao người xúc động về tính chân thật, sức gợi cảm của từ ngữ qua hình ảnh người mẹ phải đối mặt với cái nắng hè như đổ lửa trên lưng, phải ngâm chân trong “nước như ai nấu” để cấy mạ, để làm ra hạt gạo làng ta. Trần Đăng Khoa còn nhận thức được những vất vả của mẹ:

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc

Đó là nguyên nhân sâu xa làm cho “mẹốm”:

Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹđến giờ chưa tan

Hiểu được điều đó nên Trần Đăng Khoa luôn chăm chỉ làm các công việc nhà để bố

mẹđỡ mệt nhọc. Thực tế thì Trần Đăng Khoa đã làm rất nhiều việc: luộc khoai, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân (Khia mẹ vắng nhà), ru em ngủ (Tiếng võng kêu),… Những việc làm tuy nhỏ nhưng đã thể hiện lòng yêu thương của một đứa con hiếu thảo. Hơn thế, Trần

Đăng Khoa còn làm nhiều trò khi Mẹốm:

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Trần Đăng Khoa không nói nhưng người đọc đều rưng rưng xúc động và thấy được nụ cười hạnh phúc của người mẹđang ốm khi đứa con quỳ bên giường bệnh mà nói:

Vì con mẹ khổđủđiều…

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

Anh Minh là người mà Trần Đăng Khoa rất ngưỡng mộ tài “xuất khẩu thành thơ”. Trong tập thơ có bài Nhận thư anh diễn tả nỗi vui mừng đến nỗi bàn tay bóc thư mà “ngón tay cứ ríu vào nhau” của Trần Đăng Khoa. Tuy anh ở xa, khá lâu mới về thăm nhà nhưng tình cảm của Trần Đăng Khoa dành cho anh rất sâu đậm. Anh Minh không chỉ là anh mà còn là người bạn, là thầy giáo đã bồi dưỡng cho Trần Đăng Khoa từ những quyển sách trong “thư viện nhỏ” mà anh mua từ đồng lương giáo viên ít ỏi của mình. Anh chữa giúp Trần Đăng Khoa bài thơ, góp ý để thơ Trần Đăng Khoa ngày càng hay hơn. Sau này khi trưởng thành nhà thơ Trần Đăng Khoa có làm bài thơ Gửi bác Trần Nhuận Minhđược mọi người đánh giá cao. Trải qua bao bộn bề cuộc sống nhưng tình nghĩa anh em không bao giờ phai nhạt. Trong bài thơđó, hay nhất là ước muốn:

Thung thăng em với bác Ta cưỡi thơ ra đồng.

Ngoài ra, người bà cũng được Trần Đăng Khoa nhắc đến với tất cả lòng kính yêu. Không chỉ riêng Trần Đăng Khoa mà hầu như tất cả trẻ nhỏ đều như thế. Người gần gũi nhiều nhất với trẻ nhỏ trong nhà không phải là bố mẹ mà chính là bà. Niềm vui của bà là

được chăm sóc, nuôi nấng những đứa cháu thơ. Nếu hình ảnh người mẹđẹp hơn khi gắn liền với sự vất vả, lo toan thì hình ảnh bà cũng như thế khi gắn với việc chăm sóc, lo lắng, dạy dỗ cho cháu. Với bà, những việc cỏn con hàng ngày đều mang một bài học nhân sinh: “ Cái gai làm rách áo - Đừng giận nó cháu ơi - Nó cho cháu ý tứ - Những khi đi, khi ngồi” (Cái gai). Khi cháu nhè, ông bà sẵn sàng làm mọi cách để cháu vui: “Ông làm rồng rắn giữa sân - Lượn tròn, bà uốn dẻo chân - cháu cười”. Bài thơ làm người đọc cảm động nhất là Bà và cháu. Trần Đăng Khoa hiểu tất cả nỗi cơ cực mà bà của Hương đã gánh chịu từ

khi còn trẻđến khi tóc bạc. Ông và bố của Hương lần lượt hi sinh trong cuộc kháng chiến,

để lại “Cái vành tang cho bà - Vết nhăn hằn sâu mãi - Và hắt hiu tuổi già”. Niềm an ủi duy nhất của bà là bé Hương. Có bé Hương, bà nhưđược tiếp thêm sinh lực để vui sống:

Bà vẫn vui công việc Chả lúc nào ngơi tay Khi bà thăm trận địa Lúc bà trồng hàng cây (…) Bà vẫn nuôi bộđội Suốt hăm mấy năm trời (…)

Không chỉ riêng một mình bà của Hương mà đó là hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam trong kháng chiến. Những người thân yêu nhất của mình lần lượt ra đi rồi sau đó

được mấy người trở về. Nhưng, bằng tất cả ý chí và nghị lực phi thường họ vẫn sống và sống một cách ý nghĩa.

Bên cạnh bà, đứa cháu vẫn vô tư với những suy nghĩ non trẻ của chúng. Chúng thắc mắc đủđiều mà không phải bao giờ người lớn cũng giải thích được “Chú ơi trăng già thế - Sao bà bảo trăng non?” (Trăng đầu tháng), “Biển đen màu mực ai mài” (Hạ Long) hay “Đường nhăn hằn sâu khuôn mặt - Phải vết roi không, bà ơi? ” (Chuyện của Bà). Cũng cảm hứng này Trần Đăng Khoa nêu được một điều phi lí, trong khi mọi cái đều có thể trở về sau ngày kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:

Mây trắng về với sắc trời xanh Hương về với hoa tươi quả ngọt Chồi biếc nảy sinh về vườn tược Nụ cười về mặn chát làn môi… Hòa bình về da lành non vết đạn

Thì bà “lại chẳng bao giờ về lại mái tóc xanh”… nên Trần Đăng Khoa đã dặn cháu Minh Hà: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng đừng hỏi, cháu ơi,

sao đầu bà bạc trắng

(Nói với cháu)

Bé thơ có những hành động hết sức dễ thương do chúng cố tình bắt chước cử chỉ,

điệu bộ của người lớn và những sự vật xung quanh. Bé Hà khi thì nhại dáng đi của bà trông ngô nghêlàm người đọc buồn cười, khi thì làm đủ kiểu nhưđang chụp ảnh. Cháu bé Minh Hà của Trần Đăng Khoa mới tí tuổi đầu đã biết thế nào là bom đạn và còn “dạy” chú Trần

Đăng Khoa:

- Chú ơi, nếu còn bom Mĩ

Chú phải bịt tai thế này

Cháu bỗng xoay ngang trên ghế

Như vừa có tiếng máy bay

Đôi khi chính bản thân trẻ con cũng tự rút ra cho mình bài học:

Muốn giữa đường không đổ

Phải vượt lên cho đều…

(Bé Giang tập xe đạp)

Trong thơ Trần Đăng Khoa, những em bé trong thời chiến vẫn có những nét hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi chúng và cũng có những “kinh nghiệm, những suy nghĩ già dặn so với tuổi. Chúng biết cách ngụy trang trên đường đến trường, biết cách tự chăm sóc cho mình, biết cách tạo ra những trò chơi cùng các con vật nuôi trong nhà khi không còn ai khác.

Ngoài tình cảm dành cho những người thân trong gia đình, Trần Đăng Khoa còn có những bài thơ viết tặng cho các nhà thơ, nhà văn - những người thầy đã dạy bảo, dẫn dắt

Trần Đăng Khoa từ những bước đi đầu tiên trên con đường nghệ thuật chông gai: Nếu chú ý một chút ta sẽ thấy rằng những bài thơ em viết tặng mỗi người rất phù hợp với phong cách sáng tác của người đó. Nhà văn Tô Hoài chuyên viết truyện về thế giới loài vật thì Trần Đăng Khoa tặng chú bài Ò ó o… với các sự vật đang háo hức đón chào ngày mới, Huy Cận sáng tác với “nỗi sầu vạn cổ” thì Trần Đăng Khoa tặng bài Nửa đêm tỉnh giấc

bằng tất cả sự rung cảm, tinh tế trước những vận động, rất khẽ khàng của đất trời,… Hơn thế, Trần Đăng Khoa còn lẫy cả tên bài thơ, câu thơ, ý thơ của Tố Hữu, Xuân Diệu để viết

Kính tặng chú Tố Hữu, Ở nhà chú Xuân Diệu với vốn hiểu biết không trẻ con chút nào về

quê hương và sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ này. Trần Đăng Khoa còn viết tặng cho bác P. Nê-ru-đa (nhà thơ Chi-lê) trong niềm xúc động khi nghe tin bác bị sát hại trong vụ đảo chính năm 1973. Trần Đăng Khoa nói lên tiếng lòng của một dân tộc Việt Nam - dân tộc liên tục bị ngoại xâm rất khao khát hòa bình. Trần Đăng Khoa đã thay mặt thiếu nhi Việt Nam để trả lời với thiếu nhi quốc tế qua bài Gửi bạn Chi-lê:

Chúng tôi chẳng sợ Mĩđâu Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng

Một phần của tài liệu THẾGIỚI NGHỆTHUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NIÊN THIẾU (Trang 26 - 29)