Một số Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An (Trang 57 - 72)

II- GIẢI PHÁP

3.Một số Giải pháp khác

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Chủ động tìm hiểu nhu cầu của các trường và từng loại sản phẩm để đưa ra kế hoặch sản xuất cụ thể

Mở rộng các mặt hàng để phục vụ cho nhiêu đối tượng khác như các trường THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp

Tạo dựng hệ thống các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng đặt tại những nơi đông dân cư, và cạnh các trường học vừa góp phần tiêu thụ sản phẩm, vừa góp phần quảng cáo thương hiệu sản phẩm của Công ty.

Mở rộng liên doanh, liên kết với các Công ty thiết bị giáo dục, các Công ty kinh doanh có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường

Đảm bảo các chính sách cơ bản về lao động và xã hội:

Đảm bảo chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, chính sách y tế.

Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý:

Sau một thời gian làm việc nhất định thì người lao động sẽ cảm thấy mệt mỏi và làm giảm khả năng làm việc, giảm hiệu quả trong công việc và giảm năng suất lao động. chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý là sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho khả năng làm việc ở mức nhất định và bảo vệ

sức khoẻ người lao động. Chế độ làm việc nghỉ ngơi của Công ty cần đảm bảo: Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải đảm bảo tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý phải loại trừ triệt để dư âm của mệt mỏi đối với người lao động, tức là sau khi nghỉ ngơi phải phục hồi lại sức khoẻ của người lao động hoàn toàn.

Phương pháp xây dựng chế độ làm viẹc nghỉ ngơi hợp lý theo năm bước sau: Bước 1: Phân nhóm các loại lao động theo không gian và đặc điểm của công việc dựa theo các chỉ tiêu như phạm vi diễn ra sản xuất, mức độ hao phí về thể lực đối với thực hiện công việc, mức độ căng thẳng thần kinh trong công việc, điều kiện lao động như tiếng ồn, độ bụi, ánh sáng ...

Bước 2: Khảo sát khả năng làm việc của một số công việc điển hình, việc khảo sát cần xác định rõ thời gian hao phí cho các giai đoạn diễn biến của khả năng làm việc, phải xác định nguyên nhân dẫn đến hao phí thời gian đó và có nhận địng về tính hợp lý của các hao phí thời gian cho các giai đoạn, vẽ đồ thị khả năng làm việc của các ccông việc khảo sát được.

Bước 3: Xác định các loại thời gian hao phí cho làm việc và nghỉ ngơi cho nhóm công việc đã xác định.

Xác định thời gian hao phí cho các giai đoạn khác nhau của khả năng làm việc dựa theo các yếu tố sau: Thời gian hao phí thực tế đã xác định được trong khảo sát khả năng làm việc; Các yếu tố về tổ chức lao động như tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện lao động; Các yếu tố về dụng cụ và thiết bị; Các giới hạn về sinh lý như nhịp tim, nhịp thở...; Các giới hạn về tâm lý như thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Xác định thời gian nghỉ ngơi cần thiết dựa vào các yếu tố: Thời gian cần thiết để phục hồi chức năng sinh lý cần thiết, chủ yếu dựa vào thời gian cần thiết để phục hồi nhịp tim và nhịp thở; Hình thức nghỉ ngơi; Điều kiện vật chất cho

nghỉ ngơi; Thời gian bắt đầu, kết thúc, nghỉ ăn giữa ca của thời gian làm việc trong ngày.

Bước 4: Xác định số lần nghỉ ngơi trong ngày làm việc dựa trên thời gian nghỉ đã xác định và tổ chức sản xuất của Công ty.

Bước 5: Xác định các biện pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cụ thể như sau: Nửa ngày đầu làm việc nên bố trí giải lao một lần; Nửa ngày làm việc sau nên có số lần giải lao nhiều hơn nửa ngày làm việc đầu; Giải lao lần đầu mang tính chất dự phòng nên nghỉ khi bắt đầu làm việc được từ 1,5 đến 2 giờ; Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của công việc, điều kiện làm việc tốt hay xấu mà xác định thời gian nghỉ dài hay ngắn phù hợp với điều kiện cụ thể.

Kích thích vai trò và vị thế người lao động

Kích thích vai trò và vị thế người lao động trong Công ty là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động. Khi người lao động cảm nhận được vai trò và vị thế của mình càng quan trọng thì họ càng tích cực và hăng say trong lao động.

Vị thế và vai trò của người lao động là mong ước của mỗi người lao động, nó thể hiện sự thăng tiến của cá nhân trước mọi người, thể hiện giá trị xã hội của người lao động qua một thời gian tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu.

Để kích thích vị thế của người lao động trong Công ty thì Công ty cần đảm bảo sự thăng tiến cho người lao động, để đảm bảo sự thăng tiến này công ty cần xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cho các dạng thăng tiến và công khai để toàn thể người lao động trong Công ty được biết và có sự phấn đấu.

Công ty cần xây dựng các dạng thăng tiến như : Thăng cấp, thăng chức trong hệ thống địa vị của cơ cấu tổ chức; Thăng tiến trong nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động như nâng bậc cho công nhân, cấp giáy chứng nhận qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ...; Tăng phụ cấp thâm niên sau một

thời gian người lao động cống hiến cho Công ty; Tăng lương sau những khoảng thời gian làm việc nhất định theo chu kỳ; Chuyển làm các công việc theo nguyện vọng hoặc đúng năng lực sở trường của người lao động. Thực hiện các chế độ thăng tiến trên có ý nghĩa kích thích lao động rất lớn, khiến họ cảm thấy yên tâm phân khởi và tin tưởng vào Công ty. Khi người lao động cảm nhận được giá trị do sụ cống hiến lao động của họ tạo ra họ sẽ cảm thấy lớn mạnh lên trong kinh nghiệm lao động, nghề nghiệp và trình độ chuyên môn. Do đó người lao động sẽ hy vọng và nuôi dưỡng ước mơ, khao khát về sự thăng tiến. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn, chất lượng, hiệu quả lao động, đồng thời nâng cao năng suất lao động của công ty.

Sử dụng đúng năng lực và sở trường của người lao động

Người có năng lực và sở trường được sử dụng một cách đúng đắn sẽ

manglại hiệu quả cao trong công việc và hứng thú nghề nghiệp cho họ. Công ty cần phải nắn bắt được điều này và khai thác nó để đem lại hiệu quả cao, do vậy để sử dụng đúng năn glực sở trường Công ty phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Sử dụng đúng ngành nghề chuyên môn và trình đô chuyên môn nghề nghiệp của người lao động; Phát hiện, sử dụng và nuôi dưỡng năng lực sở trường của người lao động, việc phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động là việc không đơn giản. Một mặt dựa vào các tiêu thức đánh giá trong quá trình sử dụng họ, một mặt phải sử dụng các các trắc nghiệm tâm lý để kiểm nghiệm lại. Trong quá trình phát hiện nếu thấy năng lực sở trường với nghề nghiệp không có mà lại bộc lộ năng lực, sở trường ở nghề khác thì có thể tạo điều kiện cho họ chuyển nghề để xây dựng năng lực sở trường ở nghề mới.

Sau khi phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động Công ty phải giao cho họ những công việc phù hợp cới năng lực, sở trường của họ để họ phát huy khả năng của mình.

Để sử dụng lao động có hiệu quả thì Công ty cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau đây:

- Đảm bảo tính độc lập tương đối của công việc để họ có thể tự minh làm việc theo cách suy nghĩ của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo đấy đủ các điều kiện cần thiết cho thực hiện công việc. Đặc biệt là các trang thiết bị, dụng cụ nguyên nhiên vật liệu mà người lao động yêu cầu, đảm bảo cho các hoạt động cho các khả năng sáng tạo, đảm bảo tính chủ động tinh thần trách nhiệm cao trong lao động.

Động viên người lao để họ duy trì liên tục sự phát huy năng lực sở trường lao động. Để đảm bảo quá trình này Công ty cần chú ý :

-Đảm bảo các công việc luôn có những thách thức cao, phải có những khó khăn đòi hỏi người lao động luôn phải suy nghĩ giải quyết nó.

-Tính hiệu quả được thể hiện ở kết quả trực tiếp của người lao động trực tiếp đạt được đối với người lao động trực tiếp, hiệu quả của lao động giáng tiếp thể hiện ở tác động của kết quả lao động của họ đến các hoạt động khác làm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Tính hiệu quả phải được xác định thống nhất qua hệ thống các chỉ tiêu lao động được đo lường một cách rõ ràng.

-Tính hứng thú trong lao động thể hiện là các cảm giác làm cho người lao động cảm thấy thoải mái khi họ nhận dạng dõ dàng hoạt động lao động cảu mình. Hứng thú trong lao động là cơ sở tạo ra tinh thần hăng say, tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Khi hứng thú trong lao động tao ra thì người lao động càng yêu thích công việc của mình và càng có gắng hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

-Đảm bảo các cơ hội thăng tiến trên cơ sở các thành tich mà người lao động đã đạt được như : Thăng chức, thăng cấp, lương, thưởng...

-Phải đánh giá đúng mức thành tích mà người lao động đạt được. Việc đánh giá phải công bằng, công khai và đúng theo các tiêu chuẩn đã được quy định.

-Phải đảm bảo ý thức trách nhiệm cao trong lao động và luôn luôn đòi hỏi ngươi lao động thể hiện rõ vai trò, vị trí quan trọng của họ trong Công ty.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức lao động

Hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động là biện pháp cơ bản nhằm hạn giúp người lao động chú ý tập trung trong công việc và ngăn chặn, giảm thiểu sự mệt mỏi của người lao động do các phản ứng sinh lý với moi trường lao động để làm tốt công tác này Công ty cần thực hiện :

-Đảm bảo hệ thống thông gió theo đúng yêu cầu kỹ thuật không để bụi bẩn bay lung tung trong khu vực sản xuất

-Đảm bảo nguyên tắc phân công lao động là người hợp với việc và việc hợp với người.

-Tạo ra hệ thống di chuyển sản phẩm thống nhất, rộng dãi, an toàn trong quá trình vận chuyển. Quy định rõ đường di chuyển sản phẩm, đường đi của công nhân nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động xây dựng tường cao hệ thống cửa, ngăn chặn bóng của các vật thể di chuyển ngoài phân xưởng lọt vào khu vực sản xuất.

-Đảm bảo hệ thống sửa chữa máy móc thiết bị và dụng cụ an toàn trong sản xuất.

-Để phế phảm dạng dầu mỡ dơi vãi trên đường đi của công nhân.

-Đảm bảo đầy đủ hệ thống bảo hiểm, bảo hộ lao động và cấp phát đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động.

Hệ thống giám sát sản xuất vừa đảm bảo sản xuất có số lượng và chất lượng cao, ngăn chặn sự cố tai nạn lao động, đồng thời năng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Công ty xây dựng hệ thống giám sát sản xuất có hiệu quả nhằm đạt hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động của hệ thống bao gồm :

-Các cán bộ kỹ thuật giám sát trong phạm vi quy định của mình nhằm phát hiện ra các sai phạm kỹ thuận dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, từ đó đưa các biện pháp khắc phục để ngăn ngừa sả phẩm kém chât lượng.

-Cá nhân các nhà lãnh đạo giám sát hoạt động của toàn Công ty nhằm điều chỉnh hoạt động của Công ty theo các hoạt động đã có. Hoạt động giám sát bao gồm giám sát thực hiện các quy trình công nghệ quy trình vi phạm kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các nộ quy bảo hộ lao động, giữ vệ sinh trong sản xuất.

-Cán bộ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thực hiện giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề

Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề nhằm rèn luyện cho người công nhân các kỹ nănh kỹ sảo trong công việc để họ nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao.

Việc nâng cao này Công ty có thể tổ chức thông qua:

-Tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi để nâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt là để hướng dẫn phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của lao động giỏi cho các lao động khác trong Công ty.

-Mở lớp dạy lý thuyết phục vụ cho thi nâng bậc và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động.

-Phổ biến các kinh nghiệm san xuất tiên tiến của các đơn vị khác, Công ty khác cho người lao động trong Công ty mình.

-Tuyên truyền giáo dục về timh thần, thái độ lao động tốt cho người lao động để họ xác định được tình thần và thái độ đúng đắn trong công việc.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng vai trò của năng suất lao động đối với toàn xã hội là không thể thiếu, nó được coi như nguồn gốc của mọi chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Dù ở mọi hình thái kinh tế xã hội nào thì con người cũng luôn quan tâm đến năng suất lao động và làm thế nào để tăng năng suất lao động. Xã hội ngày càng phát triển,vấn đề tăng năng suất lao động càng trở nên quan trọng. Với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không quan tâm yếu tố năng suất lao động có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại . Ngược lai,doanh nghiệp nào hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này và tìm ra những giải pháp để tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp mình thì sẽ đem lại thành công trong sản xuất kinh doanh.

Qua sự phân tích và đánh giá về năng suất lao động tại Công ty TNHH Khánh An, cho thấy Công ty chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này; Vì vậy em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An” để góp phần nâng cao hơn nữa năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, nếu có thiếu sót, em mong sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Quốc Chánh đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm ban lãnh đạo cũng như các anh chị trong Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ Em trong quá trình thực tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua của Công ty.

2. Một số tài liệu về nhân sự của Công ty

3. Giáo trình quản trị nhân lực – Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội – 2004; ThS.Nguyễn vân Điềm &PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân .

4. Giáo trình phân tích lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động xã hội; TS.Trần Xuân Cầu.

5. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp – Nhà xuất bản giáo dục – 1994

6. Một số luận văn tốt nghiệp khoá 43 và 44.

7. C.Mác- V.LêNin – Bàn về tiết kiệm và tăng năng suất lao động - Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1971.

8. Giáo trình kinh tế lao động – Nhà xuất bản giáo dục 1995,1998; PGS.TS

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An (Trang 57 - 72)