PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An (Trang 30)

1. Quy mô

Bảng 2: Tình hình biến động về năng suất lao động của Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2005 + /- % Doanh thu Tr.đ 3628,05 4292.33 6620 +2991,9 82,64 Tổng số lao động Người 98 110 110 +12 12,24 Tổng số ngày-người làm việc Ngày 24664 29360 30345 + 5681 23,03 Số ngày làm việc bình quân 1 lao động Ngày 252 267 276 +15 5,95 Tổng số giờ-người làm việc Giờ 169782 229086 250476 +80694 47,5 Số giờ bình quân ngày Giờ 7,5 7,8 8,25 +0,75 10

Năng suất lao động năm

Tr.đ 37,02 39,02 60,18 +23,16 62,56

Năng suất lao động ngày

1000đ 146,90 146,1 218,04 +71,14 48,42 Năng suất lao động

giờ

1000đ 19,58 18,74 26,43 +6,85 34,98

Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (sản phẩm) và đầu vào (số lao động),nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động. Chỉ tiêu NSLĐ trong bảng đượctính bàng giá trị với công thức

NSLĐ = --- Tổng số lao động

(Nguồn: Chương phân tích NSLĐ trong doanh nghiệp – Giáo trình phân tích lao đông xã hội – Nxb Lao Động – Xã Hội)

Năm 2005 doanh thu đạt 3.628.052.000 đ, năm 2006 doanh thu đạt 4.292.328.000 đ tăng 18,35 tương ứng tăng 664.276.000 đ. Bên cạnh đó số lao đông năm 2006 lai tăng lên 12,24% tương ứng tăng 12 người, kéo theo sự tăng lên của NSLĐ bq, NSLĐ bq năm 2005 là 37,02 triệu đồng/người/năm, năm 2006 NSLĐ bq là 39,02 triệu đồng/người/năm tăng 5,4% tương ứng tăng 2 triệu đồng/người/năm, tuy nhiên con số tuyệt đối còn nhỏ, công ty cần phải phấn đấu hơn nữa.

Phân tích tình hình biến động năng suất lao động giữa năm 2007 so với 2005, chúng ta thấy:

- Năng suất lao động giờ: so với năm 2005, năm 2007 tăng 34,98%, tương ứng tăng 6850 đồng. Nguyên nhân làm tăng năng suất lao động giờ là do Công ty đã cải tiến và nâng cấp toàn bộ máy móc thiết bị trong sản xuất, Công ty thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo chung cho nhiều công nhân viên nên trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao. Đây là một biểu hiện tốt, Công ty cần phát huy.

- Năng suất lao động ngày: so với năm 2005, năm 2007 năng suất lao động ngày tăng 48,42%, tương ứng tăng 71.140 đồng. Nguyên nhân do số giờ làm việc bình quân trong ngày tăng lên

- Năng suất lao động năm: Năm 2007 doanh thu đạt 6.620.000.000đ tăng 82,46% so với năm 2005 tương ứng tăng 2.991.900.000đ, kéo theo sự tăng lên của năng suất lao động bình quân năm 2007 là 60,18 triệu đồng/người/năm, năng suất lao động bình quân năm 2007so với 2005 tăng 62,56% tương ứng tăng 23,161 triệu đồng/người/năm. Sự tăng lên về doanh

thu và năng suất lao động bình quân năm 2007 co thể nói là cao, để đạt được kết quả đó là do công ty đã mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhìn chung năng suất lao động bình quân qua 3 năm liên tục tăng , mặc dù mức tăng là không đều, song cung thể hiện được sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân

Bảng 3: Chỉ tiêu năng suất lao động và tiền lương bình quân của Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị năm 2005 năm 2006 năm 2007 So sánh 2007/2005

+/- %

Tổng quỹ lương triệu đồng 1260 1740 1848 +588 46,67

Tổng số lao động người 98 110 110 +12 2,24

TLbq Tr.đ/người/năm 12,68 15,8 16,8 +3,94 30,7

NSLĐ bq Tr.đ/người/tháng 37,02 39,02 60,18 +23,16 62,56

Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức, để Tìm hiểu về tiền lương ta xác định tiền lương bình quân (TLbq) theo năm hoặc theo tháng vơi công thức:

Tông quỹ lương Theo năm  TLbq năm = --- Tổng số lao động Theo tháng  TLbq tháng = TLbq năm /12

Đa số người lao động có xu hướng phấn đấu trong công việc để được hưởng mức tiền lương cao hơn, nếu tiền lương trả cho người lao động xứng đáng với sức lao động của họ, tiền lương đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, qua đó làm tăng năng suất lao động cá nhân, góp phấn nâng cao năng suất lao động của toàn Công ty. Khi năng suất lao động cao tức Công ty giảm được chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thì Công ty sẽ tăng

lương cho người lao động để khuyến khích họ làmviệc. Như vậy, tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích bảng trên ta thấy:

Số lao dộng năm 2006 tăng 12 người so với năm 2005, do đó chi phí trả lương cho người lao động tăng lên, kéo theo tổng quỹ lương tăng. Từ năm 2006 đến năm 2007 số lao động không thay đổi về mặt số lượng nhưng tổng quỹ lương vẫn tăng lên là do công ty tính đến việc ảnh hưởng của lạm phát, cộng thêm việc đảm bảo cho người lao đông được hưởng tiền lương năm sau cao hơn năm trước nên công ty đã tăng thêm chi phí trả lương cho công nhân viên trong năm 2007. TLbq năm 2007 so vơi 2005 tăng 30,7% tương ứng tăng3,94 triệu/người/năm.Trong 3 năm (2005-2007) tiền lương bình quân tăng liên tục, điều này là hợp lý vì tiền lương bình quân tăng mới khuyến khích được người lao động làm việc đồng thời cũng để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động.

So sánh năm 2007 với 2005 thì NSLĐ năm 2007 tăng 62,56% so với 2005, TLbq tháng năm 2007 tăng 30,7% so vơi 2005. Như vậy cả NSLĐ và TLbq đều tăng sông tốc độ tăng là khác nhau

% tăng NSLĐ 62,56 Tốc độ tăng NSLĐ so với tốc độ tăng TLbq = --- = --- (năm 2007 so với 2005) % tăng TLbq 30,7

=1,97

Ta thấy tốc độ tăng TLbq nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐ, chứng tỏ công ty đã đạt hiệu quả trong việc trả lương cho công nhân viên, đảm bảo nguyên tắc trả lương hợp lý là tốc độ tăng TLbq phải nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐ, điều này đảm bảo cho hoạt động của công ty về lâu dài, vừa tăng tiền lương cho người lao động để khuyến khích người lao động làm việc, vừa đạt hiệu quả

kinh doanh. Đây là kêt quả đáng mừng với cả doanh nghiệp và người lao động. Để đạt được kết quả trên là dựa vào nhiều yếu tố như:

- Chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng được yêu cầu của khách hàng - Sự cố găng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty

- Với mục tiêu tạo dựng uy tín trên thị trường nên các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty rất chu đáo, tận tình.

- Thị trường cho sản phẩm đầu ra không ngừng mở rộng

- Sự hợp tác nhịp nhàng giữa các bộ phận, các phòng tạo ra hiệu quả công việc

2. Phân tích các nhân tố tác động đến năng suất lao động trong công ty

2.1 Tiến bộ kỹ thuật

Bảng 4 : Hiện trạng máy móc thiết bị

Chủng loại thiết

bị Số lượng

Sử dụng trước

hoặc sau năm 2003 Hiện trạng

Máy cắt 2 Sau Trung bình

Máy bào 3 Trước Tốt

Máy khoan 5 Sau Tốt

Máy hàn 3 Trước Trung bình

Máy xẻ 3 Trước Trung bình

Máy mài 4 Trước Trung bình

Máy cắt uốn 2 Trước Tốt

Máy ép nhựa 2 Trước Trung bình

Máy Rôtơ 3 Sau Tốt

Máy vi tính 32 Sau Tốt

Máy Fax 1 Sau Tốt

Máy Photocopy 2 Trước Tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy in 3 Trước Tốt

Máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng có khả năng làm tăng năng suất lao động nhanh nhất. Do công ty mới thành lập, vốn ban đầu chưa lớn

nên máy móc phần lớn được mua lại từ các công ty trong ngành, bên cạnh đó một số máy móc mới được mua trong nước công nghệ không cao.

Nhìn chung hệ thống máy móc công ty chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được việc cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả lâu dài cho công ty.

Máy móc trong công ty còn sử dụng chủ yếu theo phương pháp thủ công nên đòi hỏi nhiều lao động. Yếu tố này giảm khả năng tăng năng suất lao động của công ty.

2.2 Con người và quản lý con người

2.2.1 Kết cấu lao động có ảnh hưởng tới năng suất lao động Bảng 5: Kết cấu lao động trong công ty Bảng 5: Kết cấu lao động trong công ty

(Đơn vị: người)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

+ /- % +/ - % + /- %

Tổng lao động 98 100 110 100 110 100

Lao động quản lý 23 23,47 26 23,64 26 23,64

Công nhân chính 42 42,86 48 43,64 47 42,73

Công nhân phụ 33 33,67 36 32,72 37 33,63

Kết cấu lao động cũng là một nhân tố tác đông tới năng suất lao động, kết cấu lao động hợp lý tức là tỷ lệ giữa lao động quản lý với công nhân sản xuất phù hợp với yêu cầu công việc của Công ty. Công ty có kết cấu lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công việc quản lý cũng như sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Ngược lại một kết cấu không hợp lý sẽ làm phức tạp mọi công việc của Công ty, sẽ có bộ phận thừa lao động, có bộ phận thiếu lao động, là nguyên nhân gây nên sự chồng chéo trong công việc, đồng thời làm giảm năng suất lao động.

Qua 3 năm (2005-2007), kết cấu lao động trong Công ty thay đổi ít. Năm 2007 trong tổng số lao động thì lao động quản lý chiếm 23,64%, công nhân chính chiếm 42,73 %, công nhân phụ chiếm 33,63%. Nhin chung cứ 1

lao động quản lý thì có khoảng 3 công nhân sản xuất , kết cấu này thay đổi rất ít so với 2năm trước đó. Như vậy với tỷ lệ 1:3 như trên thì Công ty chưa đảm bảo sự hợp lý trong kết cấu lao động do lao động quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động.

2.2.2 Về chất lượng lao động

Xét về chất lượng lao động thường xem xét trên 2 yếu tố là: tình trạng sức khoẻ của người công nhân

•Tình trạng sức khoẻ

Tình trạng sức khở của người lao động trong Công ty có thể khẳng định là tốt, hầu hết lao động trong Công ty ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, ở độ tuổi này con người có khả năng lao động cao, năng động và chịu được áp lực công việc tốt. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động của Công ty

Bảng 6: Trình độ chuyên môn của lao động trong Công ty năm 2007

Trình độ chuyênmôn Số người Tỷ lệ %

Đại học 17 15,45

Cao đẳng và trung cấp 9 8,18

Công nhân đã qua đào tạo 52 47,27

Công nhân chưa qua đào tạo 32 29,1

Trình độ chuyên môn của người lao động trong Công ty theo bảng trên tương đối phù hợp với công việc sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên số công nhân chưa qua đào tạo chiếm khoảng 29% chủ yếu gồm những lao động sau khi học tốt nghiệp phổ thông xin vào Công ty vừa làm vừa học việc, những người này thường làm công nhân phụ chuyên phục vụ công nhân chính trong sản xuất

Công ty cần duy trì và giảm bớt tỷ lệ chưa qua đào tạo để đạt hiệu quả hơn trong sản xuất cũng như nâng cao năng suất lao động

Trong tổng số lao động, lao động gián tiếp là những người có trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá cao, hầu hết đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học. Lao động trực tiếp chủ yếu là công nhân có trình độ ở mức phổ thông trung học, trước khi được nhận vào làm đều phải qua thời gian đào tạo nghề trực tiếp tại các phân xưởng, trong số lao động trực tiếp có khoảng 47,27% công nhân có tay nghề kỹ thuật cao chuyên làm việc với thiết bị máy móc hiện đại và các dây chuyền sản xuất, số công nhân này đa số đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề, cũng có một số được đoà tạo trực tiếp tại công ty do có khả năng nắm bắt tốt kiến thức thực tế, cần cù chịu khó tay nghề được nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian thành lập công ty chưa lâu, có nghĩa là toàn bộ công nhân viên trong công ty là những người lao động trẻ tuổi, có sức khoẻ tốt, năng động trong công việc.

2.2.3. Các hoạt động quản lý con người của Công ty

*Tổ chức lao động

+ Sử dụng thời gian lao động

Việc sử dụng thời gian lao động hợp lý hay không ảnh hưởng đến năng suất lao động , cần tăng thời gian lao động có ích và giảm thời gian lao động hao phí thông qua việc bấm giờ, chụp ảnhthời gian làm việc để xác định mức lao động phù hợp với khả năng làm việc của đa số công nhân

Việc khai thác thời gian lao động của Công ty còn lãng phí ở năm 2005 và 2006, thời gian làm việc bình quân ngày của người lao động thấp hơn 8 giờ. Tuy nhiên Công ty đã khắc phục được tình trạng lãng phí trên trong năm 2007, đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nầng cao năng suất lao động

+ Điều kiện lao động

Điều kiện lao động của Công ty chưa đảm bảo cho người lao động về tiếng ồn, độ bụi, nhiệt độ, ánh sáng. Do sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu như gỗ, nhựa, kim loại…, đối với các sản phẩm nhựa thường thải ra nhiều chất độc hại trong quá trình nấu nhựa, nấu các phụ gia, trộn màu. Đối với các sản phẩm từ kim loại thường gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình cắt, uốn. Các sản phẩm từ gỗ thường gây nhiều bụi bẩn…Điều kiện lao động như trên ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nó sẽ gián tiếp làm giảm năng suất lao động của Công ty

*Công tác xây dựng mức lao động

Hiện nay Công ty vẫn chưa thực hiện được việc xây dựng mức lao động cho người lao động, đây là một hạn chế của bộ phận nhân sự trong Công ty.

Mức lao động cũng là một yếu tố quyết định đến năng suất lao động của Công ty, mức lao động hợp lý sẽ thúc đẩy người lao động cố gắng hoàn thành

và vượt mức, dẫn đến thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Vì vậy Công ty cần quan tâm thực hiện công tác xây dựng mức lao động trong thời gian tới.

* Phân công và hiệp tác lao động

Hình thức phân công lao động ở Công ty được chia theo từng phân xưởng, với mỗi phân xưởng lại chia thành nhiều tổ nhỏ, trong mỗi tổ đều có tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhân viêc trong tổ. Các tổ được chia theo các bước trong quy trình công nghệ ví dụ:

Phân xưởng 1 chia làm 6 tổ tương ứng với 6 bước công việc: Cưa; Đẽo, Gọt; Lắp gép; Mài nhẵn; Sơn; Hoàn thiện.

Hình thức hiệp tác lao động trong Công ty thực hiện như sau: mỗi tổ sau khi thực hiện bước công việc của mình xong thì có trách nhiệm chuyển đến tổ thực hiện bước công việc kế tiếp, cứ như vậy cho đến tổ thực hiện bước công việc cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình thực hiên giữa các tổ luôn luôn có các thông tin qua lại lấn nhau nhăm đảm bảo cho quă trình sản xuất được diễn ra liên tục, đồng bộ, ăn khớp với nhau. Hiệp tác lao động tốt sẽ giúp cho quá trình tạo ra sản phẩm thuận tiện hơn và đạt năng suất lao động cao hơn.

* Tiền lương, tiền thưởng:

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động, đặc biệt là tiền lương, trả lương xứng đáng với sức lao động củ người lao động là

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong Công ty TNHH Khánh An (Trang 30)