Môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1Môi trường sinh thái

Bản làng xét dưới góc độ xã hội là một thiết chế mang tính chất hành chính tồn tại trong một thời kỳ lịch sử lâu dài ở người Tày và các dân tộc ít người ở miền Bắc nước ta. Trong các thiết chế đó, các giá trị văn hóa bản làng để được giữ gìn và phát triển.

Theo tác giả Trần Tư “thì từ thời viễn cổ đến nay con người chỉ có hai phương thức tập hợp để hình thành cộng đồng cư dân: tập hợp theo quan hệ huyết thống và tập hợp teo quan hệ láng giềng” [31,tr. 31-32].

Qua nghiên cứu 223 bản (nà, khau, lũng …) làng bản của người Tày ở Trùng Khánh là một đơn vị tụ cư tập hợp lại chủ yếu theo phương thức thứ hai. Và ở làng bản vùng núi sát biên giới Trung Quốc biểu hiện rõ nét nhất. Sự phân bố các bản, nà, lũng theo các hình thức sau:

- Phân bố lẻ tẻ, mỗi bản, nà cách nhau bởi đồng ruộng, bãi nương…

- Phân bố trong các thung lũng, chân đồi và dọc đường quốc lé

Người Tày huyện Trùng Khánh thường sống quần tụ thành từng bản. Mỗi bản có từ 20 đến 100 nóc nhà. Nhiều bản (bó, nà, khau …) hợp lại thành 1 xã. Làng bản của người Tày thường dựa lưng vào sườn núi như: Phja Mạ, Phja Tốm (xã Cao Thăng); Pác Nà, Phja Đeng, Kéo Háng (xã Chí Viễn) hoặc xây dựng trên những đồi thấp cạnh sông suối hay các thung lũng Bó Đa, Thang Nà (Bình Minh), Lũng Răng, Lũng Giả (xã Lăng Yên) có khi bản được dựng ở giữa cánh đồng. Nhưng ở những khu đất mà trước kia đã từng là bãi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

tha ma (nghĩa địa) thì người Tày tuyệt đối không dựng bản ở đó. Nhiều làng bản còn có lũy tre xanh bao bọc xung quanh. Chỗ tiện lợi nhất được chọn để dựng bản là những nơi gần nguồn nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo, khi mưa xuống nước bẩn, rác có thể chảy xuống ruộng làm cho đất thêm màu mỡ. Bản chia thành bản nhỏ có từ 10 – 15 nóc nhà và bản lớn có từ 80 – 100 nóc nhà. Gần các bản đó còn có các nà nhỏ, mỗi nà có khoảng 3 nóc nhà chủ yếu từ những gia đình lớn tách ra để sống gần mảnh ruộng, bãi nương của mình hơn. Khác với làng bản của người Tày, làng bản của người H’Mông, người Dao thường làm trên các triền núi cao. Đồng bào ở lẻ tẻ mỗi nơi có vài hộ, mấy cha con, hoặc thông gia ở với nhau. Quanh bản không rào dậu, không trồng trọt vì trâu bò đều thả rông, làm nương rẫy cũng phải đi xa, có khi tới vài cây số. Còn quanh bản của người Tày tuy có rào dậu nhưng rào dậu theo bà con thì chỉ để “rào người ngay chứ không ngăn được kẻ gian”. Và quanh bản xung quanh nhà mỗi hộ gia đình thường trồng rất nhiều cây ăn quả. Đồng bào nói trồng cho con cháu ăn để chúng nó không “nhòm ngó” đến hoa quả của nhà hàng xóm. Bản có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối,… riêng thuộc quyền quản lý và sử dụng của bản. Bản của người Tày là một đơn vị quần cư bền vững, có ranh giới đất đai rõ rệt và vùng đất thuộc bản đó được gọi là đất bản. Quy mô của bản tuy lớn nhỏ không đều nhưng dù là bản nhỏ cũng phải có đầy đủ các yếu tố cấu thành, gồm ruộng và nương để con người có thể tiến hành sản xuất đảm bảo cuộc sống của mình. Các vùng đất tự nhiên của bản gồm:

Đất thung lũng có đủ điều kiện để khai phá thành đồng ruộng trồng lúa, những lòng chảo lớn thường tập trung nhiều bản. Trong trường hợp đó thì đất của các bản được hình thành một cách tự nhiên khá rõ ràng và được củng cố bằng sự thừa nhận của luật tục. Đất rừng, đất núi để làm nương, hái lượm, săn bắn và khai thác thổ sản nói chung. Rừng là nguồn đất quan trọng để người ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

có thể khai phá thành nương rẫy, trồng cây lương thực, cây thực phẩm. Rừng còn là cái kho vô tận cung cấp nguồn thức ăn thực vật, động vật, các loại nấm, măng … Trước năm 1954, ngoài các cánh rừng công cộng thì hầu như bản nào cũng có hai khu rừng cấm; rừng tha ma là nghĩa địa của bản; Rừng ma cửa áo là nơi dành cho các loài ma, quỷ của núi rừng, sông suối và linh hồn của đất bản trú ngụ. Hai khu rừng này cây cối mọc dày, rậm dây leo chằng chịt, rất huyền bí không ai dám chặt phá. Đất tự nhiên của bản còn có các đoạn sông suối các khe, rạch. Đây là nguồn cung cấp quan trọng một phần lớn thủy sản cho bữa ăn hàng ngày, gồm các loại tôm, các loài lưỡng thể.

Tính cộng đồng ở làng bản xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày. Theo truyền thống, ruộng đất trước đây của người Tày đều thuộc về bản mường. Các cá nhân không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền chiếm hữu. Bản chịu trách nhiệm trước mường về phân phối và điều chỉnh ruộng đất cho các gia đình, nghĩa là bản có vai trò quản lý ruộng đất - điều khác với nhiều vùng người dân tộc mà ở đó bản chỉ thuần túy là một đơn vị cư trú. Bản không chỉ đơn thuần là nơi tập hợp các gia đình riêng rẽ mà là một cộng đồng làm chỗ dựa về kinh tế xã hội văn hóa thực sự cho mỗi gia đình hạt nhân. Mỗi gia đình trong bản khi có việc mừng như: sinh con, cưới xin, làm nhà mới, thờ cúng tổ tiên … đều được sự giúp đỡ về vật chất (gạo, trứng, gà, rượu …) hoặc bằng sức lao động (chặt gỗ, lợp nhà, giúp các công việc vặt trong đám cưới ...). Trong bản, gia đình nào có việc buồn, việc tang thì cộng đồng bao giờ cũng là lực lượng chính động viên tinh thần, tham gia vào quá trình tang lễ theo đúng phong tục tập quán của cộng đồng. Mỗi thành viên trong bản luôn coi tổ chức bản làng là chỗ dựa tin cậy về mặt vật chất, cả về mặt tinh thần trong suốt cuộc đời họ. Đó là yếu tố khiến cho toàn bản trở thành một khối cộng đồng chặt chẽ, cùng chia sẻ những buồn vui giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, tạo nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

những đặc điểm tâm lý chung của người Tày là chân thành, mến khách, cần cù, thật thà, sống hòa thuận, khiêm nhường, nhân hậu.

Một phần của tài liệu Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 31)