6. Cấu trúc của đề tài
3.2. Quan hệ làng bản
Trước những biến đổi của đời sống mới, trong xã hội mới ngày nay do tiếp xúc với nền kinh tế thị trường và sự phát triển của đô thị, nền văn hóa làng của đồng bào Tày huyện Trùng Khánh, đặc biệt là mối quan hệ trong làng bản đã có những biến đổi quan trọng.Đó là những biến đổi trong cách tổ chức đời sống và mối quan hệ giữa người với người trong thôn bản, trong cùng dân tộc với các dân tộc khác đã đổi mới, văn minh, tiến bộ, đoàn kết, hữu nghị cùng giúp đỡ lẫn nhau. Gia đình đã trở thành tế bào của xã hội theo quan điểm mới, quan điểm cách mạng. Việc thông hôn giữa các dân tộc trước đây rất ít nay đã dần phổ biến trong dân tộc Tày ở Trùng Khánh. Đã xuất hiện nhiều gia đình, trong đó có vợ chồng, con dâu, con rể thuộc các thành phần dân tộc khác nhau sống hòa hợp. Theo sự đồng hóa tự nhiên, con cháu của họ tiếp thu văn hóa của các dân tộc trong gia đình và văn hóa phong phú chung của Việt Nam.
Từ lâu đời nhân dân dân tộc Tày đã sớm tiếp xúc với người Kinh và chịu ảnh hưởng văn hóa chung của giao lưu văn hoá, từ sau cách mạng Tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78
Tám đồng bào Tày đã thoát thai khỏi xã hội cũ và phấn đấu, xây dựng chế độ xã hội mới: Độc lập, tự do, hạnh phúc. Khi lớp người mới được hình thành thì cách thức tổ chức đời sống của họ dần được cải tiến theo phương hướng văn minh, khoa học. Vào nhiều thôn xóm của người Tày hoặc người Tày ở xen kẽ với các dân tộc khác (Nùng) việc đầu tiên dễ nhận thấy là đường ngõ đã phang quang hơn, nhà ở thoáng mát khang trang hơn trước. Nói chung là nhân dân ăn, ở có vệ sinh hơn. Ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày đang trên con đường thu hẹp phạm vi không còn nhiều như xưa, sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu, gỗ rừng mỗi ngày một khan hiếm, do vậy đồng bào chủ yếu làm nhà đất, nhà xây bằng gạch mộc, gạch nung ngày càng nhiều. Sự chuyển mình của ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày sang nhà gạch, đánh dấu sự phát triển thích ứng với điều kiện xã hội. Đã xuất hiện những xóm thôn có đủ 3 công trình vệ sinh, là: giếng nước ăn, nhà vệ sinh 2 ngăn, chuồng gia súc xa nhà. Đáng chủ ý hơn cả là quan hệ giữa người với người đã có nhiều thay đổi theo quan điểm hoàn toàn mới, văn minh và tiến bộ hơn. Trước hết nói về quan hệ giữa 2 dân tộc Tày – Nùng mà ở xã hội cũ đã có những va chạm, xích mích về quyền lợi. Người Nùng vẫn mặc cảm vì bị người Tày xem thường, xem kinh. Nay nhờ được giáo dục chính sách dân tộc, bà con đã nhận rõ mâu thuẫn, xích mích dân tộc chủ yếu là do giai cấp thống trị xã hội cũ dựng lên để chia rẽ các dân tộc với mưu mô xảo quyệt của chúng là “chia để trị”. Nay theo quan điểm đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộc Tày, Nùng đã hòa hợp với nhau. Họ cùng mở rộng quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc khác. Cán bộ Tày, Nùng và cán bộ các dân tộc khác cùng làm việc với nhau ở Đảng bộ, Chi bộ, UBND xã,…hoặc trong BCH các đoàn thể quần chúng. Họ đối xử với nhau trước hết trên quan hệ đồng chí và ít khi nghĩ mình là dân tộc nào. Họ hết sức tránh việc thiên vị dân tộc này hay dân tộc khác, hoặc đứng về quyền lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79
dân tộc đông người hơn, hy sinh quyền lợi dân tộc ít người. Những ai vi phạm nguyên tắc “đoàn kết bình đẳng dân tộc và giúp đỡ lẫn nhau” đều được phê phán có tình có lý để sửa chữa. Nhiều gia đình Tày, Nùng đã kết nghĩa anh em với nhau dựa theo phong tục cũ như tục kết nghĩa giữa những người cùng tuổi, gọi là bạn đồng niên. Thanh niên Tày – Nùng đã tìm hiểu xây dựng gia đình với nhau - một việc rất ít thấy ở xã hội cũ. Tình bạn, tình yêu giữa các dân tộc đã tạo điều kiện cho thanh niên Tày – Nùng cùng tiến bộ. Quan hệ “người với người là bạn” và phương châm “mỗi người vì mọi người” đang được cán bộ và nhân dân Tày phấn đấu thực hiện. Đó là một nét rất đẹp của lối sống có văn hóa – nét rất mới trong nhân dân các dân tộc thiểu số nói chung và người Tày ở Trùng Khánh nói riêng.
Trong cuộc sống mới của dân tộc Tày ngay nay cũng như các dân tộc khác đã hình thành gia đình kiểu mới, gia đình văn hóa. Quan hệ giữa người với người trong gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ và các con, giữa anh chị em đã có nhiều thay đổi theo quan điểm cách mạng - theo quan điểm của xã hội mới. Những quan điểm này vừa mang tính chất huyết thống, vừa mang tích chất xã hội. Vợ chồng lấy nhau không còn phải theo tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” như kiểu gia đình cũ xưa kia. Do đó, giữa vợ chồng, quyền bình đẳng nam nữ về các mặt kinh tế - chính trị, xã hội đã được thực hiện. Luật Hôn nhân & Gia đình đã ban hành đã tạo thêm điều kiện để giải phóng phụ nữ, sự nghiệp giải phóng phụ nữ có ý nghĩa rất lớn trong phong trào xây dựng những gia đình văn hóa mới.
Dân tộc Tày cũng như các dân tộc đa số và thiểu số khác ở nước ta vốn có truyền thống xem trọng quan hệ giữa những người cùng gia đình, cùng dòng họ. Nhưng ở xã hội cũ, vì bị tư tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ tri phối nên trong nhiều trường hợp quan hệ thiêng liêng đó trở thành gò bó, ràng buộc khiến con người khó được tự do xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80
dựng cuộc sống theo ý muốn của mình. Sự thiệt thòi hơn cả thường là dồn về phía nữ giới. Trong nền kinh tế nông nghiệp cá thể, sản xuất nhỏ họ phải lao động nặng nhọc, lo cho những người trong gia đình có cái ăn, cái mặc, nhưng quyền định đoạt về thành quả lao động chung của các thành viên trong gia đình lại thuộc về người chồng, người cha. Người vợ, người mẹ thường bị phụ thuộc vào chồng, có khi phụ thuộc vào cả những người con trai đã trưởng thành. Từ tuổi thanh niên, nữ giới đã quen với nếp sống cũ kỹ ấy, nên họ xem đó như lẽ đương nhiên. Người phụ nữ sinh ra là để làm chức năng của người vợ, người mẹ, suốt đời “thờ chồng”, nuôi con theo luân lý phong kiên. Cũng chính vì bị khổ cực như vậy nên trong xã hội mới họ thường dễ nhạy cảm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhất là quan điểm giải phóng phụ nữ. Ở vùng người Tày huyện Trùng Khánh ngày nay nữ giới dân tộc Tày đã cùng nam giới tham gia công tác xã hội. Một số chị em đảm đương khá vững chắc các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, huyện…đó là những chuyện ở xã hội cũ có nằm mơ cũng không thấy. Ngày nay, việc nữ thanh niên người Tày có trình độ Đại học cũng không phải là chuyện hiếm nữa. Những người có trình độ chính trị và văn hóa như trên đang phát huy trong xã hội và trong gia đình kiểu mới. Nhưng dù ở cương vị nào, dù làm công tác gì trong xã hội, về gia đình họ vẫn làm tròn chức năng của người vợ, người mẹ. Họ đã góp phần không nhỏ giúp cho chồng con tiến bộ. Ở làng bản hoặc một gia đình người Tày là xã viên nông nghiệp, cả vợ và chồng đều tham gia lao động sản xuất, có thu nhập về kinh tế ngang nhau nên họ hoàn toàn bình đẳng. Họ tạo điều kiện cho nhau hoạt động xã hội, sinh hoạt chính trị, học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất, đời sống. Họ biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan, sinh đẻ có kế hoạch. Mọi việc trong gia đình vợ chồng đều bàn bạc dân chủ để quyết định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81
Cái mới hơn là để những gia đình gồm thành phần các dân tộc khác nhau. Dân tộc Tày đã thông hôn với các dân tộc khác. Đã có những cặp vợ chồng: Tày – Nùng; Tày – Dao; Tày – Kinh; Tày – Thái, … đây là một thực trạng ngày càng trở nên phổ biến trong khi các dân tộc xen kẽ mỗi ngày một nhiều lên ở Trung Khánh. Đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế - văn hóa ở Trùng Khánh và thanh niên dân tộc Tày ở Trùng Khánh thoát ly đi địa phương đi tham gia sản xuất, chiến đấu, công tác ở vùng khác, những điều này góp thêm vào việc hình thành các gia đình có nhiều dân tộc. Đó là sự hòa hợp tự nhiên giữa các dân tộc cần được khuyến khích vì nó làm cho các dân tộc thêm đoàn kết gắn bó với nhau. Trong gia đình bố, mẹ, con, dâu, rể thuộc các thành phần dân tộc khác nhau vẫn sống vui vẻ hạnh phúc. Trong những gia đình như thế việc giao lưu văn hóa diễn ra hàng ngày. Con em họ lớn lên được thừa hưởng tinh hoa văn hóa của các dân tộc thông qua cha mẹ và những người thân trong dòng họ, tâm hồn của họ vì thế cũng trở nên phong phú về nhiều mặt. Ngày nay thanh niên thuộc các thành phần dân tộc khác nhau khi yêu nhau họ ít nghĩ đến việc khác biệt dân tộc. Họ đặt vấn đề phẩm chất, đạo đức của người mình yêu lên trên hết. Tất nhiên trong quá trình phát triển của cái mới không tránh khỏi có những trường hợp bị cái cũ cản trở, xong đó chỉ là hãn hữu và cái mới vẫn thắng. Nét mới trong việc xây dựng những gia đình hạnh phúc làm tế bào cho xã hội dưới chế độ ưu việt của chúng ta ngày nay, trong tất cả các dân tộc cũng như dân tộc Tày là mặt tốt đẹp trong nền văn hóa mới. Nhiều gia đình văn hóa mới sẽ làm cho làng bản, xã, huyện trở thành những vùng có văn hóa mới.
Như vậy, sự biến đổi trong quan hệ làng bản không chỉ diễn ra trong phạm vi từng bản, từng gia đình, giữa các gia đình trong một bản là đã có mối quan hệ giao lưu giữa các bản và rộng hơn là của đồng bào Tày huyện Trùng Khánh với cư dân các dân tộc trên khắp đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82
3.3. Những thay đổi về văn hóa
Nền văn hóa truyền thống đã giúp cho các dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh có một bản lĩnh kiên cường, đứng vững trước những biến cố của lịch sử. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều luồng cư dân của mảnh đất địa đầu tổ quốc, dân tộc Tày đã tiếp thu văn hóa tiến bộ của các dân tộc khác (Hán - Việt) để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Từ các dạng văn hóa truyền thống: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội của dân tộc Tày tiếp cận với những trình độ văn hóa cao, với nền văn minh của thời đại. Nền văn hóa của dân tộc Tày đã và đang phải trải qua những thử thách, những biến đổi lớn, vừa mang tính tích cực và cả những hạn chế, do vậy nó cần được đánh giá để có những nhận thức và chủ trương bảo tồn và phát triển giao lưu trong thời đại ngày nay.
Văn hóa dân tộc Tày huyện Trùng Khánh trước Cách mạng Tháng tám vẫn còn giữ được những đặc trưng dân gian của đình làng, chùa chiền với những sinh hoạt tín ngưỡng lễ hội mang tính cổ truyền chứa cả những yếu tố mê tín, lạc hậu. Sau Cách mạng Tháng tám, Đảng đã đem lại cuộc sống tự do cho đồng bào Tày huyện Trùng Khánh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để đảm bảo quyền bình đẳng, quan hệ đoàn kết giúp nhau giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc được thể hiện trong mọi lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa,… trong đó, vấn đề văn hóa, văn nghệ các dân tộc có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của các dân tộc. Việc xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ đã đạt được những thành tựu . Bên canh đó cũng có những thành tựu rất đáng tự hào, như: xây dựng được mô hình mạng lưới các thiết chế, cơ sở vật chất văn hóa từ tỉnh đến huyện phục vụ cho đời sống tinh thần của đồng bào Tày. Nhưng chúng ta cũng mắc phải không ít những sai lầm, khiếm khuyết đưa tới xuất hiện thực trạng, xu hướng xa rời bản sắc văn hóa dân tộc. thực trạng đó về nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83
văn hóa vật chất. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước, cụ thể trong chiến dịch biên giới 1950, việc thực hiện tiêu thổ kháng chiến làm vườn không nhà trống, nhiều ngôi đình làng to ở các bản đã phải tháo gỡ. Đó là do yêu cầu của cuộc kháng chiến. Sau hòa bình lập lại, trên miền Bắc những bãi sân đình đã trở thành nhà kho, các tư liệu, hiện vật của đình làng không được chú ý nên đã hư hỏng, mất mát. Hội đình cũng các nghi lễ thờ cúng, hội hát như xưa không còn và phai mờ dần trong tâm trí của người dân. Sở dĩ diễn ra tình trạng đó là do những…….đơn giản, một chiều, không phân biệt giá trị và những yếu tố tiêu cực. Những ngôi nhà sàn truyền thống giờ cũng đã ít dần và thay vào đó là những ngôi nhà gạch với mái ngói đỏ tươi, nó phản ánh một thực tế là đời sống của người dân đã được nâng cao hơn trước nhiều. Ngày nay những làng phòng thủ và những ngôi nhà kiểu pháo đài trước kia nếu còn cũng đã qua tu sửa nhiều lần thêm bớt những chi tiết theo xu hướng đơn giản gọn nhẹ đi. Có sự cải tiến trong tổ chức quy hoạch làng bản, nhà cửa để đảm bảo tính thẩm mỹ, giữ vệ sinh thích ứng với môi trường xã hội mới. Xen kẽ vào những ngôi nhà sàn, có nơi đã mọc lên những ngôi nhà xây theo kiểu mới, hoặc 2 tầng. Ở nhiều xã đã hình thành trung tâm văn hóa bao gồm những công trình công cộng, như: trạm xá, trường học và các cửa hàng, HTX mua bán. Đã có xã có những nhà truyền thống, tủ sách, phòng đọc sách, sân chơi cho các cháu thiếu nhi,…
Về mặc, quần áo bằng vải nhuộm màu chàm vẫn phổ biến, nhưng bên cạnh vải nhuộm chàm, phần lớn do nữ giới Tày tự dệt, tự nhuộm, tự cắt may, người ta đã dùng những thứ vải đẹp hơn. Thanh niên Tày đã cải tiến cách mặc như thanh niên miền xuôi. Những hàng quần áo may sẵn cũng đã trở lên phổ biến ở các chợ của người Tày, có cả quần áo của người Kinh đưa lên bán và quần áo từ Trung Quốc đưa sang. Về đời sống tinh thần, mê tín dị đoan, phong tục lạc hậu, tệ nạn xấu của xã hội đã giảm bớt nhiều. Nạn nghiện hút thuốc phiện hầu như không còn, tệ cờ bạc có nơi đã bãi hẳn; cầu cúng khi ốm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84
đau đã giảm, việc dùng thuốc chữa bệnh đã trở lên phổ biến hơn. Nghe đài, đọc báo trở thành nhu cầu của lớp trẻ và cả những người già. Về văn hóa nghệ thuật, trong phạm vi chuyên nghiệp về văn hóa của Nhà nước và văn hóa