Biện pháp 6: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học * Mục tiêu biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 95)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

15 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học * Mục tiêu biện pháp

* Mục tiêu biện pháp

Tạo điều kiện tối đa khả năng tài chính hiện có, huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài, nội lực bên trong của nhà trường để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường.

Phát huy tinh thần, ý thức tự giác sử dụng thiết bị vào giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức bảo vệ, bảo quản tốt, tự đóng góp thêm các đồ dùng dạy học trang thiết bị tự làm trong điều kiện khó khăn của nhà trường.

* Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

- Đầu năm học HT nhà trường thống kê cơ sở vật chất hiện có, trạng thiết bị.

- Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ phòng học, bàn ghế, có đủ đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn, khu tập thể dục cho các môn thể dục, tài liệu tham khảo cho GV và HS theo yêu cầu của từng môn học.

- Huy động tối đa nội lực trong tập thể GV, HS trong nhà trường, tổ chức đóng góp ý tưởng thiết kế các đồ dùng cho các bài học, thi làm đồ dùng dạy học, đóng góp làm phong phú trang thiết bị dạy học của nhà trường

- QL tốt công tác sử dụng, bảo quản đồ dùng, thiết bị trường học theo tinh thần tiết kiệm, có ý thức trách nhiệm cao trong sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

nhà trường, bao gồm: Nhà điều hành, phòng họp, trang thiết bị cho nhà điều hành; phòng học, số phòng kiên cố, phòng học bộ môn, bàn ghế, số thiết bị trang bị cho phòng học…vv. Từ đó so sánh nhu cầu thực tế cần sử dụng với cơ sở vật chất hiện có. Lập kế hoạch và phương án giải quyết. Huy động tối đa các nguồn lực của nhà trường, xin kinh phí cấp trên, dự án đầu tư về trang thiết bị trường học.

- Căn cứ vào báo cáo thực tế của tổ chuyên môn, GV bộ môn về yêu cầu cần trang bị các thiết bị dạy học cho các bộ môn: Đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ thể dục thể thao, thiết bị dạy học các môn, HT căn cứ tình hình thực tế có kế hoạch dự trù kinh phí để mua sắm.

- Trong việc mua sắm thiết bị, ưu tiên việc mua sắm các thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học, tài liệu tham khảo cho năm học tiếp theo trên cơ sở đề nghị các tổ chuyên môn, HT duyệt mua các loại sách báo thật cần thiết theo khả năng tài chính và quy chế chi tiêu nhà trường quy định.

- Căn cứ số lượng thiết bị dạy học của nhà trường, HT cử GV có năng lực hỗ trợ cán bộ phụ trách việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học bộ môn, có sổ theo dõi thường xuyên việc sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng của GV và kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau mỗi giờ học.

Để thực hiện thành công biện pháp trên, HT nhà trường nên lưu ý đảm bảo các điều kiện sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w