Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 72)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

2.2.3.Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo

15 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp

2.2.3.Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo

học tại các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo

Cơ sở vật chất nhà trường là một phần không thể thiếu, điều kiện tiên quyết, cơ bản để nhà trường tồn tại và hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới chương trình và phương pháp dạy học thì yêu cầu về trang bị phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng được công tác dạy học là một yếu tố quyết định tới chất lượng dạy học.

* Thực trạng về cơ sở vật chất các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo (tính đến tháng 5 năm học 2008)

+ Số trường: 10. Số lớp 162, số HS: 5402 .trong đó Lớp 6: 37 lớp, với 1271 HS.

Lớp 7: 41 lớp, với 1393 HS, giảm so với lớp 6 năm trước : 114 em. Lớp 8: 42 lớp, với 1400 HS, giảm so với lớp 7 năm trước : 94em. Lớp 9: 42 lớp, với 1338 HS, tăng so với lớp 8 năm trước : 52 em. + Số trường đã đạt chuẩn QG: 0. Dự kiến trong năm học 2008-2009: 2 trường.

+ Tổng số phòng học hiện có: 108 trong đó phòng học kiên cố : 63 chiếm tỉ lệ: 58,9%.

+ Số trường đủ diện tích đất: 7. + Số thư viện đạt chuẩn: 5.

+ Số trường có phòng đồ dùng dạy học đạt chuẩn : 7. + Số trường có phòng học bộ môn: 6.

+ Số trường có khu riêng dành cho giáo dục thể chất: 5.

+ Số trường có phòng máy tính dùng để dạy tin học cho HS: 5 với tổng số máy tính: 120.

+ Số trường phải học 2 buổi/ngày: 8 trường.

* Nhận xét

Theo số liệu thống kê trên, cơ sở vật chất các trường THCS huyện Tam Đảo còn thiếu rất nhiều, so với yêu cầu dạy học và tốc độ phát triển của HS hiện nay thì đây là một điều khó khăn rất lớn và cần sớm được giải quyết đối với ngành giáo dục huyện Tam Đảo. So với các yêu cầu công nhận trường chuẩn quốc gia thì có tới 90% các trường trong huyện chưa đủ điều kiện công nhận. Cụ thể:

- Về phòng học: Hiện nay còn chưa đồng bộ, chủ yếu là chưa kiên cố hóa, chưa đựợc trang bị nội thất đảm bảo cho điều kiện dạy học, bàn ghế HS còn thiếu, chất lượng kém, bảng viết không đạt tiêu chuẩn, hầu hết các trường đều phải học hai buổi/ngày mới đảm bảo đủ số phòng học. Nhiều phòng học không đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng. Riêng trường Chất lượng cao Tam Đảo tuy đã thành lập được 4 năm nhưng chưa hoàn thiện được cơ sở vật chất, hiện tại đang sử dụng chung cơ sở vật chất tại trường THCS Hợp Châu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học tại hai trường trên.

- Về thư viện trường học: Mặc dù trong 2 năm trở lại đây, Phòng GD-ĐT thực hiện thông tư số 30 của Bộ GD-ĐT đã mua sắm, cấp phát thêm nhiều đầu sách cho các thư viện, tuy vậy số đầu sách trong các thư viện còn rất nghèo nàn. Hiện còn một số trường chất lượng phòng thư viện còn rất thấp, trang thiết bị thiếu, phòng thư viện tạm bợ, thiếu diện tích.

- Phòng học bộ môn: Tính đến tháng 5 năm 2008 chỉ có 6 trường được trang bị phòng học bộ môn, dự kiến đến năm học 2008-2009 sẽ trang bị hầu hết các trường đều phải có phòng học bộ môn, ưu tiên các trường có có số HS cao, các trường trong kế hoạch đề nghị công nhận trường chuẩn quốc gia năm học 2009. Với số phòng học bộ môn quá ít

như vậy, thậm chí nhiều trường có trên 20 lớp nhưng chỉ có 1 phòng học bộ môn, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác đổi mới phương pháp dạy học trong toàn huyện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học và kết quả học tập của các em HS.

- Các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động dạy và học còn rất ít, số máy chiếu, máy tính cho giáo viên và học sinh sử dụng còn rất thấp/bình quân học sinh: Toàn huyện chỉ có 6 máy chiếu/10 trường, 120 máy tính/5027 học sinh (theo số liệu đầu năm học 2008-2009).

Như vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục Tam Đảo còn thiếu rất nhiều và chưa đồng bộ, số phòng học còn thiếu, số phòng chưa kiên cố còn chiếm tỉ lệ lớn, thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm. Số trường có khu dành riêng cho bộ môn giáo dục thể chất hiện chỉ có 5 trường. Điều này đặt ra cho giáo dục Tam Đảo một vấn đề khó khăn lớn cần sớm được giải quyết, điều đó đòi hỏi UBND huyện, ngành GD phải có kế hoạch, lộ trình hợp lý để khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 72)