Kiểm tra đột xuất bà

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

3 Kiểm tra đột xuất bà

soạn của GV 106 44 0 2.71 3 90 41 19 2.47 3

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về giáo án và sử dụng các phương tiện dạy học theo phương pháp mới

87 49 14 2.49 4 67 55 28 2.26 5

5

Tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó.

58 73 19 2.26 6 41 56 53 1.92 6

6

Trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV.

68 69 13 2.37 5 98 37 15 2.55 2

Qua kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy, các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết cho rằng nên có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện, có điểm trung bình cao nhất ( X =2,85- xếp thứ 1), điều này là một thuận lợi lớn cho cán bộ QL trong công tác kiểm tra hồ sơ của giáo viên trong toàn huyện. Việc kiểm tra giáo án từng tuần, tổ trưởng ký duyệt, kiểm tra đột xuất bài soạn của GV cũng được các đối tượng tham gia đánh giá cho rằng rất cần thiết để quản lý bài soạn của giáo

viên trước khi lên lớp (xếp thứ 2, 3). Việc tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các giáo viên là một biện pháp có hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, tuy nhiên lại không được sự nhìn nhận thích đáng của đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy.

Điều tra về mức độ thực hiện các biện pháp trên, biện pháp 1 có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện được đánh giá là đang được thực hiện tốt tại các nhà trường (Y =2,61-xếp thứ 1), đây là một điều thuận lợi cho công tác quản lý trong các nhà trường, lấy đó làm căn cứ pháp lý để đánh giá, kiểm tra hồ sơ giáo viên. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình cũng đòi hỏi người GV phải sang tạo hơn, linh hoạt trong các khâu của một tiến trình lên lớp, vì vậy chúng ta không nên cứng nhắc đánh giá về mặt hình thức của giáo án mà phải đi sâu vào chất lượng bài giảng trên lớp, tránh tình trạng GV sao chép giáo án của các năm học trước chỉ để đối phó kiểm tra của cấp trên. Biện pháp trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV hiện đang được các nhà trường thực hiện rất tốt (Y =2,55-xếp thứ 2), biện pháp này có ưu điểm tốn ít thời gian cho người QL, các GV cùng bộ môn khi kiểm tra chéo sẽ phát hiện được lỗi trong các giáo án và yêu cầu sửa kịp thời, đây là một trong những điểm mạnh trong việc quản lý nề nếp soạn bài của GV.

Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và sử dụng các phương tiện dạy học theo phương pháp mới (Y =2,26-xếp thứ 5), tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó (Y =1,92-xếp thứ 6) chưa được các trường quan tâm thực hiện đúng mức, điều này khiến nhiều giáo viên lúng túng trong việc áp dụng phương pháp mới, sử dụng đồ dùng dạy học vào từng tiết học khó, thậm chí có những giáo viên chưa biết là bài dạy nào có thiết bị trong phòng thiết bị, những tiết học khó dạy giáo viên thường lúng túng dẫn đến kết quả dạy học không cao.

Thực tế các trường THCS trong huyện Tam Đảo, cán bộ QL, GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc soạn bài trước khi lên lớp; quy định rõ ràng về ngày soạn, ngày giảng, các bước soạn giáo án, phương tiện, đồ dùng sử dụng trong tiết dạy đó phải được thể hiện rõ trong bài soạn. BGH các nhà

trường, lãnh đạo Phòng GD- ĐT thường xuyên quán triệt các GV bắt buộc phải có bài soạn trước khi lên lớp, tránh tình trạng “dạy chay”. Phòng GD- ĐT thống nhất mẫu giáo án chung trong toàn huyện, các tổ chuyên môn thống nhất cách soạn cho từng tiết học, hướng dẫn GV mới nhận công tác các soạn bài theo mẫu quy định.

Giáo án là bản thiết kế cơ bản cho bài dạy. Trong đó thể hiện đầy đủ các bước lên lớp: Tổ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, bài mới, củng cố, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Nội dung bài giảng được trình bày đảm bảo tính khoa học, chính xác về kiến thức, phân phối thời gian hợp lý cho từng phần. Đặc biệt giáo án phải thể hiện rõ phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết dạy và được tổ trưởng chuyên môn ký duyệt (theo từng tuần).

Các quy định trên được GV bộ môn thực hiện hàng ngày lên lớp. BGH thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở. Mỗi tháng một lần các tổ chuyên môn cho kiểm tra chéo giáo án giữa các GV trong từng tổ bộ môn, nhắc nhở bổ sung những thiếu sót, khuyết điểm. Bên cạnh đó HT thường xuyên kiểm tra đột xuất giáo án của GV trước giờ lên lớp hoặc trong khi GV đang lên lớp. Phòng GD- ĐT kiểm tra toàn diện, đột xuất. Những biện pháp trên đã có tác dụng tốt, nhắc nhở để GV các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo án soạn chất lượng chưa cao, mang tính chống đối, soạn để cho đủ hồ sơ chuyên môn, sao chép từ năm nọ sang năm kia, không có sự bổ sung thay đổi. Tình trạng dạy học không sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học còn diễn ra khá phổ biến, một số GV chỉ sử dụng khi có đoàn kiểm tra hoặc trong các tiết dự giờ đánh giá xếp loại giờ dạy. Tình trạng bài soạn chép lại, soạn chống đối dẫn đến tình trạng soạn một đằng, dạy một nẻo vẫn còn diễn ra ở nhiều trường.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát nội dung quản lý, biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Mức độ thực hiện Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Y Thứ bậc 1

Các nội dung QL giờ dạy trên lớp

Truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học 108 31 11 2.65 1 Bảo đảm tính hệ thống, đầy đủ nội dung, làm rõ

được trọng tâm bài học 102 31 17 2.57 3

Liên hệ với thực tế 55 46 49 2.04 7

Sử dụng kết hợp phương pháp phù hợp trong bài

dạy 105 30 15 2.60 2

Tổ chức tốt khâu điều khiển HS học tập tích cực,

chủ động sáng tạo 89 29 32 2.38 4

HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng

kiến thức 77 27 46 2.21 5

Xử lý tốt các tình huống sư phạm 63 39 48 2.10 6

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w