Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 91)

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

15 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

* Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của hoạt động QL, nó giúp HT quản lý được chất lượng giảng dạy của GV, kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của HS. Vì vậy việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá sao cho đạt hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy các hoạt động dạy và học diễn ra có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Kiểm tra, đánh giá là quyền hạn, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường, của tổ, của cá nhân. Kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm và thành tích của GV, HS. Từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình. Mặt khác, uốn nắn kịp thời sai phạm, thiếu sót; tham gia, góp ý, điều chỉnh hợp lý nhằm đưa nhà trường hoạt động đúng quỹ đạo, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học.

Đổi mới việc kiểm tra đánh giá phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình dạy học, giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập của HS, có thông tin chính xác, giúp GV có những thay đổi hợp lý trong hoạt động dạy học với từng đối tượng HS.

Quan trọng hơn, kiểm tra đánh giá là mối liên hệ ngược trong quản lý, hình thành nguyên lý tự kiểm tra cho mỗi cán bộ GV và HS, tạo khả năng cho cán bộ GV và HS tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi

ích chung của nhà trường.

* Nội dung và cách thức tiến hành.

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên:

Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá ; quy định rõ trách nhiệm của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, quán triệt và tổ chức thực hiện trong hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.

Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Việc lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, việc sử dụng đồ dùng dạy học và thực hành thí nghiệm, việc ra đề, chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh.

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, dự giờ của GV và kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra kết quả giáo dục: Kết quả đạt được về chất lượng giáo dục qua các lớp được phân công, xếp loại hạnh kiểm, học lực, bồi dưỡng HS giỏi, tỉ lệ được công nhận tốt nghiệp; Kết quả rèn luyện đạo đức, ý thức kỷ luật của HS.

- Kiểm tra việc thực hiện các mặt công tác khác: Ngày giờ công, sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng HS giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm….

Hình thức tổ chức thực hiện:

- Thành lập ban kiểm tra chuyên môn: HT và các PHT, ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán và đại diện các đoàn thể.

- Kiểm tra về các loại hồ sơ theo quy định: Tổ chức kiểm tra chéo giữa các GV trong tổ chuyên môn những hồ sơ theo quy định như giáo án, sổ điểm, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ tổ trưởng, nhóm trưởng…Các tổ, nhóm

kiểm tra dân chủ trước, sau đó ban kiểm tra tiến hành kiểm tra xác suất một số GV sao cho sau một năm học hoặc một học kỳ, GV nào cũng được kiểm tra đánh giá.

- Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ, thăm lớp, phân tích sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo các tiêu chuẩn đã quy định; thông qua phỏng vấn giáo viên và học sinh, nhất là kết quả bài kiểm tra thi cử.

- Kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ hoặc đột xuất.

- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, kiểm tra dưới nhiều hình thức: kiểm tra miệng đầu giờ, kiểm tra viết (trắc nghiệm hay tự luận)… phân công và giám sát chặt chẽ ý thức trách nhiệm của GV trong các khâu: Ra đề, coi thi, chấm thi, nộp kết quả và thông báo kết quả đến HS.

- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra.

- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xếp loại thi đua và phân loại GV. Từ đó, HT có phương thức sử dụng, bồi dưỡng GV có hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý nhà trường.

Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh

- Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của học sinh; thấy được những tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của GV và cán bộ QL của nhà trường; giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.

- Việc đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, công khai, công bằng, khách quan là đòn bẩy xuyên suốt quá trình dạy học đưa chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công tác này, HT và Hội đồng sư phạm nhà trường phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, phải kiên quyết chống lại căn bệnh chạy theo thành tích.

sau:

- Thành lập ngân hàng đề thi và sử dụng đề thi ở tất cả các môn học trong các kỳ kiểm tra đánh giá: Đánh giá đầu vào, chất lượng học tập đầu năm giữa kỳ và cuối kỳ. Việc ra đề kiểm tra phải tuân theo quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá: Xác định mục đích đánh giá, lựa chọn hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá theo từng nội dung, thiết lập ma trận, quy định tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, lựa chọn câu hỏi, biên soạn đề, tổ chức thi. Yêu cầu GV phải coi thi nghiêm túc, chấm thi chéo lớp; BGH dọc phách, kiểm tra kết quả. Kết quả kiểm tra phải được ban kiểm tra chấm xác suất một số bài nhất định, nếu thấy việc chấm thi không chính xác yêu cầu giáo viên chấm lại.

- Các trường có điều kiện nên thường xuyên cải tiến việc tổ chức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiêm khách quan vì có nhiều ưu thế so với phương pháp tự luận.

- Giao cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn kịp thời thông báo kết quả tới HS và gia đình HS.

- Xử lý kết quả: Làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại cuối kỳ, cuối năm. Việc phân loại HS chính xác giúp HT nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và xét học bổng cho HS có thành tích xuất sắc.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w