Nhóm giải pháp ƣu tiên

Một phần của tài liệu giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng ở Việt Nam (Trang 77 - 81)

Để các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan được duy trì và phát triển theo định hướng đòi hỏi cần có các biện pháp thích hợp, cần có các giải pháp ưu tiên trong giai đoạn hiện nay:

 Trước hết cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc Cao Lan đối với việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc mình, đặc biệt là có ý thức duy trì tổ chức thường xuyên các lễ hội này.

Trong việc tổ chức lễ hội cần chủ động duy trì các yếu tố văn hoá truyền thống, đồng thời tiếp thu các yếu tố hiện đại một cách có chọn lọc, có định hướng vào trong lễ hội. Việc duy trì và tổ chức các lễ hội đình làng là do bản thân cộng đồng người Cao Lan quyết định, chính cộng đồng là người quyêt định nội dung, hình thức mang tính truyền thống của lễ hội. Vì thế cần có các biện pháp nâng cao nhận thức, tính chủ động của người Cao Lan đối với việc duy trì và phát triển các lễ hội. Các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm sâu sát đối với loại hình lễ hội này. Thông qua việc tuyên truyền chủ trương của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số trong đó có các lễ hội cho người dân. Đồng thời làm cho người dân nhận thấy được vai trò của lễ hội đối với đời sống cộng đồng để bản thân người Cao Lan tự chủ động duy trì và phát huy các lễ hội của mình, làm cho người dân nhận thấy cần duy trì các sinh hoạt văn hoá truyền thống và đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động đó trong lễ hội, đây là yếu tố quyết định tới sự tồn tại cũng như sự phát triển các lễ hội Đình làng trong giai đoạn hiện nay.

 Nâng cao nhận thức của người Cao Lan về các quy định của pháp luật về tổ chức và quản lý lễ hội, đặc biệt là những người đứng ra tổ chức lễ hội.

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

78 Chính quyền các cấp cũng như các cán bộ văn hoá cần có các chương trình nói chuyện về pháp luật đối với lễ hội cho người dân hiểu và tuân theo. Đây là một giải pháp quan trọng để người dân không tham gia, tổ chức các hành vi bị nghiêm cấm tại lễ hội.

 Tăng cường tổ chức kiểm tra giám sát việc tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của người Cao Lan. Thông qua các hoạt động tham gia thị sát lễ hội, Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội. Đây là một biện pháp quan trọng để hạn chế các vi phạm, các biểu hiện thiếu lành mạnh diễn ra trong lễ hội làm cho lễ hội mất đi tính chất truyền thống và trong sáng.

 Gắn kết chặt chẽ hoạt động tổ chức lễ hội đình làng truyền thống với phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở ” do Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao đời sống văn hoá trong tổ chức và sinh hoạt của lễ hội.

 Chú trọng đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo, nâng cao dịch vụ y tế, giáo dục cho đồng bào dân tộc Cao Lan. Đặc biệt chú trọng khuyến nông, đầu tư cho phát triển kinh tế, hỗ trợ việc làm cho người lao động của dân tộc Cao Lan để nâng cao đời sống vật chất của người dân. Đây là một tiền đề quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho người dân, làm tiền đề cho việc nâng cao nhận thức đối với việc bảo tồn và duy trì văn hoá truyền thống của dân tộc đối với cộng đồng dân tộc Cao Lan. Hơn nữa đây cũng là điều kiện quan trọng để cho đồng bào dân tộc Cao Lan có thể tham gia lễ hội nhiều hơn, có chất lượng hơn.

Như vậy để cho lễ hội đình làng truyền thống của dân tộc Cao Lan được duy trì và phát triển đòi hỏi phải có sự kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò của cộng đồng. Đặc biệt chú trọng tới một số giải pháp quản lý Nhà nước mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để tránh hiện tượng mai một lễ hội đình làng ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như đã nêu trên. Đồng thời khắc phục

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

79 hiện tượng một số lễ hội diễn ra một cách tự phát, không đúng mục tiêu và bị biến dạng quá nhiều so với truyền thống.

Từ tính chất cũng như những thực tế của lễ hội Đình làng của người Cao Lan cho thấy hiện nay vấn đề quản lý Nhà nước cần tập trung sâu sắc vào việc ban hành các chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền là chủ yếu. Đây là nhu cầu cấp thiết nhất của các lễ hội, do còn thiếu điều kiện để tổ chức nên cái cần nhất của việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng ở đây là Nhà nước quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để duy trì và phát triển nó. Do đó, có thể thấy vai trò của Nhà nước cụ thể là các cấp chính quyền địa phương đối với việc duy trì và phát triển các lễ hội đình làng của người Cao Lan chính là một chất xúc tác quan trọng để các lễ hội diễn ra thường xuyên và ngày càng phát triển, phát huy vai trò quan trọng đối với đời sống của đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng và của nhân dân các dân tộc nói chung. Không có chất xúc tác này, bản thân cộng đồng người Cao Lan không thể tự mình khôi phục, duy trì và phát triển được lễ hội đình làng của mình theo hướng bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình trong các lễ hội. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng của quản lý Nhà nước trong việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang hiện nay.

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

80

KẾT LUẬN

Lễ hội đình làng là một hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc Cao Lan, vừa có ý nghĩa to lớn đối với đồng bào dân tộc Cao Lan vừa có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các dân tộc anh em trong vùng. Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống trong đó có lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số thì lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang càng có điều kiện được bảo tồn và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây chính là một điều kiện thuận lợi để cho các lễ hội này phát huy được vai trò và ý nghĩa to lớn của mình đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Việc hỗ trợ từ phía Nhà nước để cho lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan được bảo tồn và phát triển cũng chính là một biện pháp để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng.

Quản lý Nhà nước đối với lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan là một biện pháp quan trọng để các lễ hội này diễn ra có định hướng, có mục tiêu, đặc biệt là vừa giữ được các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan vừa tiếp thu có chọn lọc các yếu tố hiện đại phù hợp với nhu cầu của người dân cũng như quá trình phát triển. Từ những thực trạng về tổ chức và quản lý lễ hội đình làng cho thấy việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động này là nhu cầu khách quan của cộng đồng dân tộc Cao Lan nói riêng và cả xã hội nói chung. Do đó có thể nói các giải pháp quản lý Nhà nước được đưa ra của khoá luận là phù hợp với nhu cầu thực tế của quản lý Nhà nước hiện nay đối với việc giữ gìn và phát triển các lễ hội này.

Vấn đề giữ gìn và phát triển các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan tuy chỉ là một bộ phận nhỏ của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan nói riêng và của các dân tộc thiểu số Tuyên Quang nói chung nhưng lại có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc bảo tồn và phát huy văn

http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính

81 hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan cũng như văn hoá truyền thống của Tuyên Quang. Bởi lẽ, lễ hội đình làng được duy trì và phát triển đồng nghĩa với các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cao Lan cũng được bảo tồn và phát huy vì lễ hội đình làng là nơi lưu giữ và biểu hiện hầu hết các giá trị văn hoá của dân tộc Cao Lan. Do đó, quản lý Nhà nước đối với lễ hội đình làng để duy trì và phát triển nó là một hoạt động hết sức quan trọng, mang ý nghĩa rộng lớn đối với việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung ở Tuyên Quang.

Với phạm vi nghiên cứu là một khoá luận tốt nghiệp, chủ yếu tập trung áp dụng lý thuyết cho một thực tiễn quản lý cụ thể về văn hoá - lễ hội, cùng với nhiều hạn chế và một số khó khăn trong nghiên cứu nên tác giả chỉ mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhất mang tính chất kiến nghị đối với việc tổ chức và quản lý lễ hội nhằm mục đích duy trì và phát triển các lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hiện nay ở Tuyên Quang. Hy vọng các giải pháp kiến nghị trên đây được các cấp các ngành có chức năng quản lý Nhà nước đối với việc duy trì và phát triển lễ hội đình làng của người Cao Lan ở Tuyên Quang lưu tâm và vận dụng cho hoạt động quản lý trên thực tiễn.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu vấn đề trên nhiều phương diện nhưng chắc chắn khoá luận không tránh khỏi các thiếu sót, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn và có ích trong thực tế.

Một phần của tài liệu giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng ở Việt Nam (Trang 77 - 81)