Lễ hội đình làng là một hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Cao Lan, trong đó chứa đựng và biểu hiện nhiều giá trị truyền thống nhất. Thông qua các lễ hội mà các giá trị văn hoá truyền thống được thể hiện và phát huy. Vì vậy trong tổ chức cũng như quản lý đối với lễ hội đình làng trong thời gian tới cần tâp trung khuyến khích duy trì các hoạt động văn hoá truyền thống làm nên nét độc đáo riêng có của người Cao Lan trong lễ hội. Cụ thể như sau:
Khuyến khích việc sử dụng các trang phục làm lễ truyền thống trong phần lễ, duy trì và khôi phục lại các nghi thức làm lễ cổ truyền của người Cao Lan trong phần Lễ như sử dụng văn tế bằng tiếng chữ Cao Lan cổ ( Chữ Hán Nôm cổ ), duy trì đội ngũ làm lễ gồm chủ tế, người xướng tế, người đọc văn tế, và 4 chấp sự.
Duy trì các trò chơi dân gian truyền thống của người Cao Lan trong phần Hội. Đặc biệt là những trò chơi mang tính thượng võ, thể hiện được sức mạnh và tinh thần đoàn kết cao của cộng đồng trong phần hội như duy trì hội thi tung còn đã có từ lâu đời, duy trì trò đẩy gậy, trò chơi đu hay đi kà kheo, khôi
http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính
66 phục lại các trò chơi truyền thống đã thất truyền như trò thi bắn nỏ, bắn cung tên, thi khâu còn…tại lễ hội
Duy trì các sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống trong phần Hội như hát Sình Ca, hát ru, đồng thời duy trì và khôi phục lại các điệu múa truyền thống tại lễ hội như múa Chim Gâu ( Lồng nộc lau ), múa xúc tép, múa Đâm cá, múa phát đường ( Hoi Lân )…phụ hoạ cho các làn điệu dân ca.