Nội dung kiểm tra,thanh tra thuế:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế Quận 1 (Trang 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA,THANH TRA THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ QUẬN

2.3.4 Nội dung kiểm tra,thanh tra thuế:

2.3.4.1 Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế:

 Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo tháng: Các loại thuế, phí khai theo tháng gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý; Phí xăng dầu; Phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản:

- Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ thuế được xác định căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế: Hồ sơ khai thuế phải đảm bảo đúng mẫu quy định; phải được ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế.Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

- Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế:

+Đối với thuế giá trị gia tăng: Phương pháp kiểm tra được xác định

như sau:

 Đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế giá trị gia tăng với bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào; bảng phân bổ số thuế giá trị được khấu trừ trong kỳ, bảng kê khác…để phát hiện sự mâu thuẫn giữa các số liệu.

 Đối với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra cần kiểm tra:

Tính liên tục của hàng hóa dịch vụ bán ra

Doanh số chưa có thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra có so sánh đối chiếu với doanh số chưa có thuế của hàng hóa dịch vụ cùng loại được phản ánh trong bảng kê của tháng trước.

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ bán ra có phù hợp với chính sách quy định và từng bảng kê của tháng trước.

 Đối với bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào cần kiểm tra:

Ngày, tháng, năm phát hành hóa đơn để phát hiện những hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào kê khai quá thời hạn kê khai thuế.

So sánh doanh số mua hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế và mức thuế suất của cùng người bán được kê khai trong bảng kê các tháng để phát hiện

những mâu thuẫn về giá cả và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Kiểm tra bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ.

 Kiểm tra phần A bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ cần đối chiếu với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào để xác định các chỉ tiêu sau:

Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế.

 Kiểm tra phần B bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ cần đối chiếu với bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra để xác định chính xác các chỉ tiêu:

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế trong kỳ Từ hai chỉ tiêu trên để xác định tỷ lệ trong kỳ và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ.

+ Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương pháp kiểm tra được xác định như sau:

 Kiểm tra tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:

 Đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt với bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định các chỉ tiêu:

 Sản lượng tiêu thụ

 Doanh số bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (không có thuế GTGT)

 Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo công thức: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Doanh số bán ra (chưa có thuế GTGT) /

(1+thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)

 Kiểm tra mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ghi trên tờ khai thuế bằng cách đối chiếu với mức thuế suất theo chế độ quy định đối chiếu với tờ khai thuế của các tháng trước.

 Kiểm tra hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra: Kiểm tra ký hiệu số, ngày tháng năm phát hành hóa đơn để xác định tính liên tục của các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra.

Kiểm tra đơn giá để xác định:

 Có phải giá bán của chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

 Có phải là giá bán của các đại lý chưa trừ hoa hồng hay không, trong trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.

 Giá đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh thương mại có thấp hơn 10% so với giá bình quân cơ sở thương mại bán ra hay không.

 Đối với hàng nhập khẩu: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt có phải là giá tính thuế nhập khẩu (+) thuế nhập khẩu hay không.

 So sánh với giá bán mặt hàng cùng loại trong bảng kê tháng trước để phát hiện chênh lệch.

 Kiểm tra hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào: Kiểm tra số liệu bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu mua vào và số liệu của bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu được khấu trừ.

Kiểm tra mối quan hệ giữa số liệu của bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu mua vào với số liệu của bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu được khấu trừ với tờ khai thuế tiêu thụ đặc bịêt.

 Kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý.

Chủ yếu là kiểm tra số liệu tính toán trên tờ khai và tỷ lệ khấu trừ thuế so với tờ khai các tháng trước.

Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo quý:

- Việc khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý chỉ là tạm nộp và trong các loại thuế chỉ có thuế thu nhập doanh nghiệp là khai và tạm nộp theo quý. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nộp hàng quý theo các bước sau:

+Kiểm tra tính đầy đủ của hồ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính +Kiểm tra thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Việc xác định thời hạn được căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

+Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định; ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu, người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

+Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ

Kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính dành cho người nộp thuế khai được thu nhập thực tế phát sinh cần chú ý các chỉ tiêu sau:

Doanh thu phát sinh trong kỳ: cần đối chiếu với doanh thu trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hoặc tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt trong cùng kỳ.

Chi phí phát sinh trong kỳ: cần so sánh tỷ lệ chi phí phát sinh trong kỳ trên doanh thu với các tờ khai của quý trước.

Đối với chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm lợi nhận trong kỳ cần phải có thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình.

Các chỉ tiêu lỗ được chuyển trong kỳ; thuế thu nhập doanh nghịêp được miễn giảm: phải có thông báo để người nộp thuế giải trình.

Đối chiếu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo chế độ quy định.

+Kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu cần kiểm tra các chỉ tiêu:

Doanh thu phát sinh trong kỳ: cần đối chiếu với doanh thu trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hoặc tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt trong cùng kỳ.

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu: căn cứ xác định là dựa trên tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu quyết toán thuế năm trước hoặc quý trước nếu năm trước cơ sở kinh doanh bị lỗ không có thu nhập chịu thuế.

Đối với tờ khai thuế có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; hoặc dự kiến miễn giảm: cần phải có thông báo để người nộp thuế giải trình.

Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo năm:

- Các loại thuế khai theo năm gồm:Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. (chênh lệch giữa bán và giá mua); Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế nhà đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp;Tiền thuê mặt đất, mặt nước; Thuế môn bài.

- Nội dung kiểm tra hồ sơ khai thuế năm: +Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế +Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của năm chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng tính thu trên giá trị gia tăng chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời hạn nộp hồ sơ thuế được xác định căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

+Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thuế:

Hồ sơ khai thuế phải đảm bảo theo đúng mẫu quy định, được ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.

Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

+Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế:

Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng dùng cho người nộp thuế tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp kiểm tra là đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai quyết toán thuế với các chỉ tiêu được cộng dồn của các tờ khai tháng trong năm.

Qua đối chiếu trên, nếu có sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu, cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế giải thích.

+Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai với các tài liệu kèm theo như sau:

Đối chiếu chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp với chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong phụ lục “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Đối chiếu với chỉ tiêu “Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài” với chỉ tiêu này trong phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài trong kỳ tính thuế”

Đối chiếu chỉ tiêu “Lỗ từ các năm trước chuyển sang” với chỉ tiêu này trong mục “Chuyển lỗ”.

Đối chiếu chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp chênh lệch do áp dụng mức thuế suất khác 28% và chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” với các chỉ tiêu nêu trên trong bảng phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi”.

Đối chiếu các chỉ tiêu “Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất”; “Số lỗ được chuyển từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước được chuyển” với các chỉ tiêu trong phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất”.

Các chỉ tiêu khác trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần đối chiếu với bảng báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh và đối chiếu với các chỉ tiêu trong tờ khai các năm trước

+Kiểm tra phụ lục “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”:

 Cần đối chiếu với các chỉ tiêu “Doanh thu” và “Chi phí” với số cộng dồn các chỉ tiêu này trong “Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong năm”.

Kiểm tra phụ lục “Chuyển lỗ”: Kiểm tra mối quan hệ giữa số liệu tại mục “Kế hoạch chuyển lỗ phát sinh các kỳ tính thuế trước và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ kỳ này” với mục “Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế”.

Kiểm tra phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất”. Trong đó chú ý tới các chỉ tiêu:

Giá thực tế chuyển quyền (đồng/m2).

Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí

Thuế thu nhập bổ sung theo biểu lũy tiến từng phần +Kiểm tra phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi”:

Kiểm tra xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế. Khi kiểm tra cần đối chiếu điều kiện và thời hạn được ưu đãi miễn giảm thuế tương ứng theo chế độ quy định.

Kiểm tra xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm +Kiểm tra tờ khai thuế môn bài:

 Đối với tờ khai thuế môn bài chủ yếu là kiểm tra vốn đăng ký. Đối với chỉ tiêu này khi kiểm tra cần so với vốn đăng ký được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở vốn đăng ký xác định bậc môn bài và số thuế phải nộp.

+Kiểm tra tờ khai thuế nhà đất: kiểm tra tờ khai thuế nhà, đất chủ yếu là kiểm tra các chỉ tiêu:

Diện tích đất chịu thuế; loại đô thị; loại đường phố; vị trí: đối chiếu với bản đồ địa chính và các quy định địa phương về loại đường phố, loại đất.

Kiểm tra điều kiện được miễn, giảm thuế nhà đất (nếu có)

Kiểm tra giá cả quy đổi từ số thuế phải nộp tính bằng thóc sang số thuế phải nộp tính bằng tiền.

 Kiểm tra tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp:

 Kiểm tra các chỉ tiêu: địa chỉ lô đất, diện tích đất, loại đất, hạng đất cần phải căn cứ vào bản đồ địa chính và các quy định của địa phương.

 Kiểm tra hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh:

- Khai thuế GTGT và thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam:

- Hồ sơ khai theo từng lần phát sinh.

- Hồ sơ khai quyết toán thuế khấu trừ của nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.

- Khai thuế khấu trừ và nộp thay cho các hãng vận tải nước ngoài.

2.3.4.2 Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT:

- Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được thực hiện: khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế Quận 1 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w