Lợi nhuận của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Hệ thống tài chính nước ta hiện nay (Trang 55 - 57)

II. Những nội dung chủ yếu của hoạt động TCDN

2. Lợi nhuận của doanh nghiệp:

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính...

+ Lợi nhuận khác: lợi nhuận từ nhượng bán TSCĐ... - Lợi nhuận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cụ thể là:

+ Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng và tăng thêm nhu cầu phúc lợi trên cả bình diện xã hội và doanh nghiệp. Một phần lợi nhuận của doanh nghiệp làm nghĩa vụ cho NSNN dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp, là nguồn thu quan trọng để Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế và tăng thêm nhu cầu phúc lợi cho xã hội. Đồng thời phần lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp trích lập các quỹ của doanh nghiệp cũng là nguồn vốn để thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng và tăng thêm nhu cầu phúc lợi trong phạm vi doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp; việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình của doanh nghiệp được vững chắc

C. TÓM TẮT CHƯƠNG

1. TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. TCDN có vai trò quan trọng: huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Việc tổ chức TCDN đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau: nguyên tắc tôn trọng pháp luật, nguyên tắc hạch toán kinh doanh, nguyên tắc giữ chữ tín và nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro.

2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời.Khi đã có vốn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tư vốn kinh doanh. Đầu tư vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là việc sử dụng vốn kinh doanh theo hướng nào đó với hy vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tương lai. Đầu tư vốn kinh doanh của doanh nghiệp chia thành được chia thành các loại khác nhau theo các cách phân loại khác nhau: theo phạm vi đầu tư, theo mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được huy động từ nhiều nguồn khác nhau (nguồn vốn kinh doanh). Có nhiều nguồn vốn kinh doanh khác nhau dựa theo các căn cứ khác nhau: Căn cứ vào nguồn hình thành vốn, căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn vốn.

3. Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ đồng thời vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ. Vốn cố định được bù đắp (thu hồi) bằng biện pháp khấu hao. Việc quản lý vốn cố định đòi hỏi phải quản lý cả về mặt giá trị (quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (tài sản cố định) của vốn cố định. Vốn cố định được bảo toàn và phát triển theo nhiều biện pháp khác nhau.

4. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra. Đồng thời vốn lưu động được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng đi thu tiền về và khi đó kết thúc vòng tuần hoàn của vốn. Muốn quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau: phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, theo hình thái biểu hiện, theo quan hệ sở hữu hoặc theo nguồn hình thành. Vốn lưu động được bảo toàn và phát triển theo nhiều biện pháp khác nhau.

5. Ngoài vốn cố định, vốn lưu động trong doanh nghiệp còn có vốn đầu tư tài chính. Vốn đầu tư tài chính là vốn đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khả năng đảm bảo an toàn về vốn.

6. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Trong khi đó, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiên bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Giữa chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành sản phẩm có những điểm giống nhau và khác nhau.

7. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

8. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.Lợi nhuận có

ý nghĩa cực kỳ quan trọng: Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng và tăng thêm nhu cầu phúc lợi trên cả bình diện xã hội và doanh nghiệp; Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hệ thống tài chính nước ta hiện nay (Trang 55 - 57)