Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay docx (Trang 75 - 90)

- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hộ

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH

CNH, HĐH

Thứ nhất: Kết hợp chặt chẽ nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và ngành

nghề dịch vụ ở nông thôn.

Yêu cầu trước hết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng XHCN là phải tận dụng và phát huy sự đa dạng về chủng loại đất đai để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh gắn liền với thị trường trong và ngoài nước, nhanh chóng nâng cao đời sống của nhân dân và từng bước xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN.

Việc khai thác triệt để tiềm năng đất đai bằng mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng phải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Điều đó đòi hỏi phải tăng năng suất, diện tích lúa cao sản ở vùng đồng bằng ven biển. Đảm bảo giải quyết đủ lương thực cho cả vùng và từng bước đi vào sản xuất lương thực hàng hóa.

ở Nghệ An còn phải khai thác tiềm năng quỹ đất vùng gò đồi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả trên quy mô lớn, nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho vùng gò đồi, vùng sâu, vùng xa như: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Phủ Quỳ (Nghệ An).

Cùng với việc khai thác sử dụng đất đai, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực kinh tế gia đình để tạo thêm việc làm, khuyến khích chăn nuôi đàn bò thịt, bò sữa, dê, trâu, hươu và phát triển đàn lợn, xây dựng nhà máy chế biến thịt để

phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu, đẩy mạnh dịch vụ thú y và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Đặc biệt ở nông thôn Nghệ An hiện nay phải phát triển kinh tế VAC (vườn-ao- chuồng), VACR (vườn-ao-chuồng-rừng), khắc phục tình trạng vườn tạp, ao, chuồng trống khá phổ biến ở một số vùng hiện nay. Nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình ở Nghệ An trong mấy năm gần đây nhờ biết khai thác kinh tế VAC và VACR đã tạo ra nhiều việc làm đưa lại thu nhập đáng kể. ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), quy hoạch cải tạo vườn tạp đã đi vào Nghị quyết của Huyện đảng bộ và được thực hiện đồng loạt trong tất cả các xã, đồng thời hướng dẫn, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại vùng gò đồi, vùng di dân mới.

Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở Nghệ An phải theo hướng ổn định cây lương thực, làm giàu bằng cây công nghiệp, phát triển và đa dạng ngành chăn nuôi trên cơ sở tạo nhiều việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Đi đôi với phát triển nông nghiệp, ở Nghệ An còn phải phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống ở nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa, tạo việc làm, hạn chế di chuyển lao động ở nông thôn ra thành thị.

Cùng với việc phát triển làng nghề truyền thống, Nghệ An cần xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước tạo điều kiện mở ra các mặt hàng mới, các ngành nghề mới. Đồng thời chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông, lâm, hải sản: gỗ, cà phê, cam, mây tre, hải sản đông lạnh, thịt các loại... ở vùng nông thôn. Sự phát triển này có tác dụng rất lớn đến quá trình đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đô thị hóa ở nông thôn.

Đối với một vùng nghèo như nông thôn Nghệ An để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần phải thực hiện các nội dung sau:

Một là: Chú trọng các ngành ít vốn, như các nghề thủ công truyền thống, các ngành nghề sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, các ngành nghề cơ khí sửa chữa và các ngành nghề gia công cho công nghiệp thành thị, tạo nhiều việc làm, khai thác lợi thế, đáp ứng được nhu cầu trong vùng, trong nước và tham gia xuất khẩu.

Hai là: Kết hợp đan xen giữa nghề truyền thống và hiện đại, giữa thủ công và cơ khí, khẩn trương ứng dụng một số công nghệ, thiết bị hiện đại vào một số khâu, một số ngành nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy phải có sự hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể, tư nhân, trong vùng, trong nước và cả nước ngoài để huy động vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ.

Ba là: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phải gắn bó với nhau và phải gắn với quá trình đô thị hóa. Con đường đó là: Từ chỗ phát triển các hoạt động dịch vụ mà hình thành và phát triển các hoạt động công nghiệp và ngược lại từ phát triển công nghiệp mà phát triển các hoạt động dịch vụ.

Để cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền các cấp về đào tạo nguồn nhân lực, tiếp cận các dịch vụ công cộng, nâng cao năng lực hoạt động thị trường, vốn và chuyển giao công nghệ.

Tập trung khai thác tiềm năng biển gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới vùng ven biển, là hướng chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Nghệ An cả trước mắt và lâu dài.

Điều đó đòi hỏi phải phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ đập và vùng nước mặn, lợ ở ven biển. Trong đó trước mắt cần đầu tư thâm canh nuôi tôm năng suất

cao vùng ven biển, đồng thời phát triển mô hình trồng lúa - thả cá ở những chân ruộng nước, nuôi cua, ngao, cá lồng trên biển.

Mặt khác, cần phải đầu tư tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn, thực hiện di chuyển như trường đánh bắt quanh năm và xa bờ.

Để phát triển nghề biển lâu dài còn phải đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa cảng cá Cửa Hội, xây dựng cảng cá Lạch Quèn, Lạch Vạn; đầu tư chiều sâu xí nghiệp chế chiến hải sản 38A, nâng cấp xí nghiệp 38B nhằm nâng cao năng lực và chất lượng chế biến để có thêm nhiều hải sản xuất khẩu. Phát triển các dịch vụ nghề biển, thành lập các chợ cá thuận lợi cho giao dịch mua bán.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước phải khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp đóng tàu thuyền. Cần chú ý phát triển công nghiệp gia công chế biến có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh, thu hút được nhiều lao động.

Nghệ An còn có vùng làm muối, lao động ở đây chiếm tới 6,2% lao động toàn tỉnh, đời sống người dân làm muối chưa đủ no. Vì vậy phải đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng và đổi mới công nghệ làm muối; nâng cao năng suất chất lượng muối, cải thiện đời sống dân cư vùng này.

Về mặt du lịch, Nghệ An còn là tỉnh có nhiều lợi thế. Vì vậy phải nâng cấp và phát triển các bãi tắm, đặc biệt là Cửa Lò, gắn với các di tích danh lam thắng cảnh như Kim Liên quê hương Bác Hồ... tạo ra các điểm nghỉ ngơi du lịch có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp, trên cơ sở tạo nhiều việc làm, gắn với xóa đói giảm nghèo ở vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, bãi cát ven biển.

Nghệ An có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đồi trọc nhiều, cần phải tăng cường chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhằm tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo, duy trì sự cân bằng bền vững của môi trường trong vùng.

Nghề rừng phải trở thành một ngành kinh tế quan trọng để người dân vùng núi sống và làm giàu chủ yếu bằng nghề rừng.

Nhà nước và địa phương phải có kế hoạch khoanh nuôi và trồng rừng trên đất đồi trọc và đất cát ven biển theo các mục tiêu kinh tế và phòng hộ, có kế hoạch bảo vệ rừng, triển khai các chương trình, dự án trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng. Đặc biệt phải tổ chức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình nông dân, thực hiện định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc ít người. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghề rừng, tổ chức tốt xã hội hóa nghề rừng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở vùng núi, vùng xa, vùng gò đồi, bãi cát ven biển.

Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

theo hướng CNH, HĐH với tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Kết cấu hạ tầng ở nông thôn bao gồm các lĩnh vực cơ bản như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, y tế, giáo dục, dạy nghề.

Đối với nước ta, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tiền đề quan trọng để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, là vấn đề mấu chốt có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Đó vừa là vấn đề cấp thiết, vừa là vấn đề lâu dài, phức tạp lại đòi hỏi nhiều vốn. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống của đại đa số dân cư ở nông thôn, nhất là những người nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, hạn chế sự di dân tự do ra thành phố. Và vì vậy, góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần giải quyết vấn đề công bằng xã hội, đưa xã hội nông

thôn lên cuộc sống mới, phồn vinh, theo định hướng XHCN. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tạo ra sự cân bằng lợi thế, mọi thành viên trong nông thôn đều được hưởng thụ các điều kiện sản xuất, sinh hoạt và cơ hội để phát triển do kết quả của quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước đem lại.

Đánh giá tổng hợp về thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn Nghệ An cho thấy, đối với những kết cấu hạ tầng đầu mối, sử dụng chung và có tính quyết định đến sản xuất, nhân dân vẫn trông chờ vào Nhà nước, ít quan tâm tu bổ, trong khi Nhà nước lại chưa có kế hoạch cụ thể để tu bổ và nâng cấp, nên các kết cấu hạ tầng loại này đa số đang có nguy cơ bị suy thoái, xuống cấp nghiêm trọng. Ngược lại, những kết cấu hạ tầng thuộc cộng đồng dân cư tự giải quyết (một số có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước) đã có những tiến triển khá ở các vùng nông thôn, nhưng do tự phát, thiếu quy hoạch một cách khoa học nên hiệu quả còn hạn chế. Ngân sách đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn trong nhiều trường hợp vẫn được phân bổ theo kế hoạch tập trung, ít quan tâm đến sinh lợi. Vốn đầu tư vẫn tập trung nhiều vào các dự án lớn về thủy lợi và phát triển cây công nghiệp. Một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế nông thôn Nghệ An chậm phát triển, vì cho đến nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nông dân vẫn chiếm gần 88% dân số, nhưng chưa được đầu tư đúng mức, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và nông thôn còn ở tình trạng hết sức thấp kém. Do đó, việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở gắn liền với quy hoạch khu dân cư và đô thị hóa nông thôn cũng là vấn đề cấp thiết và phải được thực hiện bằng các giải pháp:

Khai thác và đầu tư vào lợi thể về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hiện có trên địa bàn tỉnh như: đường quốc lộ 1A, đường 7, đường 48 và đường 15...

Hệ thống giao thông nông thôn là một trong những kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa cần được ưu tiên đi trước một bước. Trước mắt cần có kế hoạch tu bổ, khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có, phát triển mạnh giao thông nông thôn theo quy hoạch. Tập trung xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông

liên xã, liên huyện có vị trí quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng nông nghiệp, nông thôn và nối với các cụm công nghiệp, khu du lịch. Tận dụng khai thác các tuyến vận chuyển đường thủy vừa thuận lợi, kinh phí đầu tư thấp lại đạt hiệu quả cao, một phần dựa vào vốn ngân sách, một phần vốn vay đầu tư bên ngoài như ODA, OECF, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã, liên thôn để đến năm 2010 hệ thống giao thông Nghệ An được tăng cường một bước đáng kể.

Phát triển thủy lợi là biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng vụ và khai hoang mở rộng diện tích.

Nghệ An là vùng có nhiều bất lợi về thời tiết, khí hậu, nắng nóng, hạn hán về mùa khô, bão lụt về mùa mưa. Do đó, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi là cơ sở quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện nay, ở Nghệ An các công trình phục vụ tưới tiêu cho lúa và màu được giải quyết bằng hệ thống các hồ, đập và các trạm bơm điện, chủ yếu do hệ thống thủy nông tỉnh và cụm huyện quản lý điều hành; một số vùng cao, vùng sâu còn dựa vào điều kiện tự nhiên. Hệ thống thủy nông đang từng bước được bê tông hóa, tuy nhiên nhiều công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, vốn đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp còn thiếu, do đó không đáp ứng được nhu cầu về nước cho cả sản xuất và sinh hoạt. Cuối năm 1998 đầu năm 1999 hạn hán kéo dài, hàng chục nghìn ha đất canh tác ở Nghệ An bị khô nẻ vì thiếu nước, hàng ngàn hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Để đảm bảo nước tưới cho lúa, màu, cây công nghiệp và phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, cần từng bước củng cố, nâng cấp các hồ chứa, đập chứa, xây dựng thêm một số đập mới. Hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa kênh mương trên các vùng chuyên canh sản xuất lương thực (Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc) và một số điểm sản xuất lúa miền núi. Hoàn thành xây dựng đập thủy lợi Sông Sào để tưới cho hơn 5.000 ha, trong đó có 3000 ha công nghiệp. Xây dựng đập Kẽm ải (huyện Quế Phong).

Cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nông dân.

Miền núi và một số vùng ven biển nước sạch rất hiếm. Nông dân chưa có đủ các điều kiện để sử dụng nước sạch. Ngoài một số gia đình sử dụng nước giếng UNICEF còn lại dùng giếng đào, không có hệ thống lọc. Chính phủ cần hỗ trợ vốn để hình thành hệ thống đường ống cấp nước nhỏ ở nông thôn, xây dựng các giếng UNICEF. Trong chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch cho nông thôn đến 2010 đảm bảo nước sạch cho 90% dân số. Khi chiến lược quốc gia về vệ sinh và cung cấp nước sạch được thông qua, cần nỗ lực tài trợ phối hợp cấp vốn cho việc thực hiện chiến lược này. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đầu tư vào hệ thống đường ống, đập nước, quy mô nhỏ.

Quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt.

Đầu tư xây dựng thêm nhà máy điện bản Lả (huyện Tương Dương) gắn với dự án trị thủy Sông Cả. Đặc biệt có 117 thác lớn nhỏ cần khai thác xây dựng các trạm thủy điện phục vụ phát triển kinh tế và sinh hoạt cho đồng bào Trung Du, miền núi. Vấn đề cơ bản là phải nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện chuyển tải ở các xã để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng hiện nay (600-700 đồng/KW có nơi vùng sâu, vùng xa trên 1.000 đ/KW).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay docx (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)