Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, ngăn chặn mặt tiêu cực của cơ chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay docx (Trang 71 - 74)

- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hộ

2.2.1.3.Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, ngăn chặn mặt tiêu cực của cơ chế

nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, ngăn chặn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường

Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, trình độ LLSX thấp kém, để giải phóng sức sản xuất, kích thích tính tích cực, năng động, sáng tạo của nhân tố con người, thì nhất

định phải thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là để phát triển LLSX, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, tạo tiền đề tiến tới giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, chứ không phải phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa làm tha hóa bản chất con người. Đó là điều khác biệt căn bản về chất với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản.

Bởi vậy, phát huy nhân tố con người phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN. Đây cũng là vấn đề mà Đảng ta đã quán triệt ngay từ đầu quá trình đổi mới, và đã từng bước cụ thể hóa trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội VII thông qua xác định rằng:

Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể cộng đồng xã hội [8, tr. 13].

Đối với Nghệ An, để phát huy nhân tố con người phát triển nông nghiệp, nông thôn đảm bảo theo định hướng XHCN cần phải:

Một là: Quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần theo định hướng XHCN trong nông nghiệp, nông thôn Nghệ An, nhằm khai thác triệt để lợi thế của cơ chế thị trường, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy nhanh sự phát triển của LLSX, từng bước củng cố và hoàn thiện QHSX XHCN ở nông thôn.

Chỉ có thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN mới khơi dậy và phát huy cao độ sức sáng tạo của toàn dân và thu hút mọi nguồn đầu tư (trong và ngoài nước) vào nông thôn Nghệ An, khai thác tiềm năng lợi thế của vùng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều đó cũng tạo ra môi trường mở rộng giao lưu, hội nhập, khai thác những lợi thế của yếu tố quốc tế, tiếp cận và nắm bắt nhanh những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nhân tố con người đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An.

Với cơ chế thị trường định hướng XHCN thì sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực, năng động, sáng tạo của nhân tố con người với tư cách là chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó buộc mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức kinh tế phải phát huy cao độ khả năng, năng lực của mình, cố gắng vươn lên tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ mới, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì sự phồn vinh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp với trình độ của LLSX. Sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau là một yếu tố khách quan trên con đường phát triển của đất nước. Tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế không phân biệt quan hệ sở hữu, đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với pháp luật đều được hoan nghênh, khuyến khích.

Hai là: Phát triển kinh tế thị trường phải đảm bảo tăng cường sự quản lý, điều

hành có hiệu lực của Nhà nước.

Trong cơ chế thị trường, ai có tài năng, biết cách làm ăn và biết tận dụng những ưu thế khác sẽ nhanh chóng tranh thủ được cơ hội để vươn lên làm giàu chính đáng, những người yếu thế hơn phải chịu thiệt thòi, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo là điều không tránh khỏi. Xét theo một phương diện nào đó, sự phân hóa giàu nghèo hợp lý là động lực của sự phát triển. Nhưng sự phân hóa giàu nghèo lại ẩn chứa nguy cơ chệch hướng XHCN.

Chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn Nghệ An lại rất thấp, khả năng cạnh tranh kém, ít có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Mặt khác, tệ tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác gây thiệt hại lớn cho sản xuất, kinh doanh, ảnh hướng xấu đến các quan hệ xã hội và sự ổn định chính trị. Đó là những trở ngại lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Nghệ An theo định hướng XHCN.

Để đảm bảo phát huy nhân tố con người để mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Nghệ An đúng định hướng và lành mạnh, phải tăng cường sự quản lý, điều hành có hiệu lực của Nhà nước. Nhà nước bằng các công cụ như luật pháp, kế hoạch, chính sách, lực lượng kinh tế của mình phải điều tiết, can thiệp vào thị trường nông thôn một cách hợp lý để phát huy tác động tích cực, ngăn ngừa các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khai thác mặt mạnh, hạn chế mặt yếu của từng thành phần kinh tế, bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn Nghệ An nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung theo định hướng XHCN.

2.2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay docx (Trang 71 - 74)