- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hộ
2.1.1. Vài nét về tình hình, đặc điểm Nghệ An ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn Nghệ An - thực trạng và giải pháp
2.1. thực trạng việc phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
2.1.1. Vài nét về tình hình, đặc điểm Nghệ An ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu
kinh tế - xã hội Bắc Nam. Có diện tích tự nhiên 16.360 km2, dân số tính đến 1/4/1999 là
2.858.265 người [28]. Đứng thứ 3 toàn quốc.
Phía Bắc tiếp giáp với Thanh Hóa, phía Nam tiếp giáp với Hà Tĩnh. Phía Đông có bờ biển dài 82km thuận lợi cho xây dựng và phát triển kinh tế biển và kinh tế đối ngoại. Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới 419km, đã có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời, là điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế và khai thác những tiềm năng phát triển của nước bạn Lào.
Nghệ An nằm trên trục giao thông xuyên Việt kể cả đường sắt (dài 94km) và đường bộ (quốc lộ 1 dài 85km). Đường 15 ở phía Tây cùng hướng với quốc lộ 1 (dài 149km). Từ Đông sang Tây có quốc lộ số 7 (dài 225km) và quốc lộ 48 (dài 122km). Cùng với các đường quốc lộ còn có một hệ thống đường cấp tỉnh, cấp huyện, xã tạo nên
mạng lưới giao thông quan trọng trong giao lưu Bắc - Nam, vận tải quá cảnh và luân chuyển hàng hóa nội tỉnh.
Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có đồi núi nhiều, chiếm 83% diện tích của tỉnh, bị chia cắt mạnh bởi những dòng sông có độ dốc lớn và những dãy núi xen kẽ. Địa hình chia cắt mạnh là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là các tuyến liên huyện vùng trung du và miền núi. Các dòng sông hẹp và dốc chẳng những không thuận lợi cho phát triển vận tải đường sông mà còn hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước trong các mùa phục vụ cho canh tác nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn với 117 thác lớn nhỏ là nguồn thủy năng rất lớn cho phát triển thủy điện phục vụ phát triển kinh tế miền núi.
Vùng đồng bằng có diện tích nhỏ, có đồi núi xen kẽ hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp.
Nghệ An nằm trong vùng có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Song, khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, bão và gió Tây - Nam.
Nghệ An có quỹ đất tự nhiên là 1.636.021 ha, chiếm 4,95% diện tích cả nước, trong đó đã sử dụng là 844,021 ngàn ha chiếm 50,1% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 792 ngàn ha chiếm 48,3% đất tự nhiên. Trong 844,021 ngàn ha đất sử dụng, đất nông nghiệp là 178,0 ngàn ha chiếm 11% đất tự nhiên, đất có rừng là 58,4 ngàn ha, chiếm 35,7% đất tự nhiên. Trong quỹ đất chưa sử dụng có 676 ngàn ha đất trống đồi trọc, trong đó có 114 ngàn ha có thể dùng cho công nghiệp, 562 ngàn ha cho lâm nghiệp. Đây chính là quỹ đất còn lại để khai thác mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh Nghệ An đa dạng, thích hợp với các loại cây trồng chủ yếu: cây công nghiệp, cây lương thực ngắn và dài ngày, cây ăn quả...
Bờ biển dài 82km có sáu cửa lạch có khả năng phát triển vận tải biển, trong đó có Cửa Lò, Cửa Hội là hai cửa thuận lợi cho phát triển cảng biển để phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại và mở rộng giao lưu quốc tế. Hải phận Nghệ An: 4.230 hải lý vuông. Vùng biển có nguồn hải sản lớn, tuy nhiên việc khai thác có nhiều khó khăn bởi chế độ gió bão, hải triều đặc biệt là thiếu vũng, vịnh, đảo nhỏ để thuyền bè có thể trú ẩn, do đó hạn chế khả năng đánh bắt của ngư dân. Muốn nâng sản lượng đánh bắt phải ra khơi, kể cả ngư trường của tỉnh bạn.
Ngoài việc khai thác tự nhiên, khả năng nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều triển vọng. Toàn tỉnh có khoảng 2000 ha có thể nuôi tôm, cua. Nước biển có độ mặn cao, cơ sở cho nghề muối phát triển, là một tỉnh sản xuất muối lớn của miền Bắc.
Bên cạnh tài nguyên đất, rừng, biển... Nghệ An là tỉnh có tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, phân bố rộng khắp, nhưng đa số trữ lượng nhỏ, rất khó khăn trong khai thác ở quy mô công nghiệp. Riêng tài nguyên về đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng rất phong phú chất lượng tốt và trữ lượng lớn.
Là một bộ phận cấu thành chỉnh thể thống nhất hữu cơ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhân dân Nghệ An, có lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự tôn dân tộc, ý chí quật cường, bất khuất, dũng cảm, phản ứng mau lẹ, linh hoạt trong chống thiên tai, địch họa, đã được thử thách qua nhiều thời kỳ lịch sử và cách mạng. Gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Nghệ An đã cung cấp rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến đấu vì nền độc lập thống nhất nước nhà. Và dù phải trải qua nhiều thử thách ác liệt, tổn thất nặng nề, nhân dân Nghệ An vẫn một lòng kiên trung với Tổ quốc.
Nghệ An là một vùng đất cổ có nhiều di tích của nền văn hóa xa xưa, nơi hội tụ của một cộng đồng đa dân tộc cùng chung lưng đấu cật xây dựng quê hương, nơi có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng, nơi sinh ra nhiều nhân tài trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn học, kinh tế và là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Con người Nghệ An vốn có truyền thống hiếu học, coi trọng đạo lý, tôn sư trọng đạo; lối sống thanh bạch, giản dị; tương thân tương ái, coi trọng kỷ cương gia đình; cần cù, chịu khó trong lao động, tiết kiệm trong chi tiêu.
Nghệ An, kinh tế - xã hội chậm phát triển, ở nông thôn và miền núi còn lạc hậu, đói nghèo chiếm tỷ lệ cao, nhiều tập quán lạc hậu nặng nề ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH. Thói làm ăn manh mún, dựa vào kinh nghiệm là chính, trông chờ vào may rủi của kinh tế tiểu nông; tâm lý ỷ vào tập thể, vào Nhà nước của thời bao cấp còn nặng nề.
Về nguồn nhân lực trong nông nghiệp, Nghệ An có 2.566.574 người (chiếm 89,6% dân số toàn tỉnh) [29]. Ước tính vào cuối năm 2000 cả tỉnh có tổng số dân là 2.975.000, người lao động trong độ tuổi là 1.334.520 người (chiếm 45% dân số). Cơ cấu dân số Nghệ An rất trẻ, độ tuổi dưới 14 chiếm 41%, chỉ có 8% từ tuổi 60 trở lên, nên trong tương lai sẽ là nguồn lao động cung cấp lớn [26].
Từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Nghệ An chúng ta thấy có những thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.