- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hộ
2.1.5. Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
- ở Nghệ An, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cả đa dạng hóa ngành nghề và đa dạng hóa vật nuôi). Kinh tế trang trại vừa phát triển chậm, vừa nhỏ; công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống ở nông thôn chưa được phát triển, về cơ bản là sản xuất nông nghiệp độc canh, tự cung, tự cấp. Kinh tế hàng hóa kém phát triển, chưa tạo được những mũi nhọn kinh tế, những tập đoàn lớn trong sản xuất, kinh doanh để mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Do đó, chưa giải phóng triệt để sức sản xuất ở nông thôn.
- Dân chủ đối với nhân dân lao động chưa cao. Chưa thực sự đảm bảo cho dân được biết, dân được bàn, dân được làm, dân được kiểm tra, đặc biệt quan trọng trước hết là trong lĩnh vực kinh tế. Quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm. Do đó, làm hạn chế đến việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân vượt qua mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đấu tranh chống những sai trái và bất công trong xã hội, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, bền vững và đúng định hướng XHCN.
- Trình độ dân trí chưa được nâng cao đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi CNH, HĐH.
Giáo dục đào tạo không theo kịp yêu cầu CNH, HĐH. Chất lượng đào tạo thấp, việc dạy và học thêm phát triển tràn lan. Nghề dạy học chưa được xã hội tôn vinh. Trong khi đó, không ít thầy cô giáo tự đánh mất đạo đức lương tâm nghề nghiệp. Cơ cấu đào tạo không hợp lý, còn mất cân đối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề không được coi trọng đúng mức, không đảm bảo được cơ cấu lao động phù hợp với tiến trình CNH. Xã hội hóa giáo dục thực hiện chậm so với nhiều tỉnh có trình độ phát triển kinh tế tương đương. Việc học ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.
Chưa có được một đời sống văn hóa, tinh thần nói chung thực sự trong sáng, lành mạnh. Đặc biệt, sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống, quan hệ ứng xử, lý tưởng, niềm tin... của con người. Quan hệ tình người đôi khi bị thương mại hóa, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, làm ăn phi pháp, các tệ nạn xã hội... đang là điều đáng lo ngại của toàn xã hội.
Các nguyên nhân trên đây không tồn tại một cách biệt lập với nhau, mà chúng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của lẫn nhau đang làm hạn chế việc phát huy nhân tố con người đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.