Hạn chế của công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương Chương Dương (Trang 67 - 70)

Thương Chương Dương

* Hầu hết cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đều là những người có thời gian dài gắn bó với ngân hàng nên họ có rất nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này là rất cần thiết trong quá trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong giai đoạn hiện nay – khi mà các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập mới với số lượng lớn.

* Công tác chi trả lương và các khoản phụ cấp đãi ngộ đối với các công nhân viên trong ngân hàng được thực hiện đầy đủ điều này là động lực to lớn làm nâng cao hiệu quả làm việc trong ngân hàng. Hàng năm các cán bộ có những thành tích xuất sắc đều được khen thưởng xứng đáng. Thống kê cho thấy các khoản thu nhập của nhân viên đều tăng qua các năm

2.4.2. Hạn chế của công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương Chương Dương Thương Chương Dương

* Ngân hàng Công Thương Chương Dương vẫn chưa xây dựng được cho mình một quy trình lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực. Trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời. Các ngân hàng này sẽ thu hút một số lượng rất lớn nguồn nhân lực có chất lượng cao, vì thế mà thị trường nguồn nhân lực sẽ trở nên khan hiếm đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với ngân

hàng Công Thương Chương Dương nếu như vẫn giữ tác phong làm việc như hiện tại. Tính từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 thị trường nhân lực trong ngành ngân hàng tài chính có những cạnh tranh rất gay gắt. Hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các chương trình tuyển dụng nhân viên của mình ví dụ như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội MB, ngân hàng TECHCOMBANK, ngân hàng thương mại cổ phần SHB…Tất cả các ngân hàng đó đã và đang tạo ra một áp lực không nhỏ đối với các ngân hàng nhà nước, một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực đã chuyển sang làm cho các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh vì họ có chế độ lương và thưởng xứng đáng cho nhân viênĐó là chưa kể đến các ngân hàng nước ngoài sẽ “nhẩy” vào Việt Nam theo lộ trình chúng ta đã cam kết khi trở thành thành viên của WTO. Các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn chứng ta về mọi mặt như nguồn vốn, công nghệ và con người. Trong tình hình đó mà Ngân hàng Công thương Chương Dương không đề ra cho mình một chiến lược cụ thể đối với nguồn nhân lực thì sẽ là nhược điểm lớn trong quá trình hội nhập. Rõ ràng công tác tuyển dụng theo kinh nghiệm và bị động sẽ không còn phù hợp với tình hình mới.

* Ngân hàng Công Thương Chương Dương chưa thực hiện tốt công tác tuyển dụng. Công tác tuyển dụng thường là không mang tính chủ động cao. Chất lượng của các cuộc tuyển dụng chưa cao, bỏ sót người tài và thường diễn ra tình trạng “con ông cháu cha” đây là một tiêu cực trong công tác tuyển dụng cần được loại bỏ. Công tác tuyển chọn nhân viên của ngân hàng tương đối bị động, không có kế hoạch mang tính dài hạn. Đây là hạn chế cần phải khắc phục nhất là trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế như hiện nay. Nhưng cũng phải nói thêm rằng ngân hàng công thương Chương Dương là chi nhánh ngân hàng cấp một của ngân hàng Công Thương Chương Dương nên đôi khi vẫn còn thiếu tính chủ động trong hoạt động của mình.Một thực tế

ở ngân hàng Công Thương Chương Dương đó là khi mà ngân hàng Công thương Việt Nam gửi chỉ tiêu tuyển dụng xuống ngân hàng Công thương Chương Dương thường gửi kèm theo các “xuất” dành riêng cho con em cán bộ của ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là một thực tế hết sức tiêu cực diễn ra tại ngân hàng nhưng ngân hàng cũng không thể làm được gì hơn vì quan trọng đây là cơ chế đã tồn tại từ rất lâu tại ngân hàng Công thương Chương Dương

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đã có song kết quả thực hiện chưa cao. Nhiều hoạt động đào tạo bị bỏ dở do hoàn cảnh của các nhân viên và những yêu cầu công việc đột xuất. Khi đã tuyển chọn được nhân viên rồi thì những công tác liên quan đến đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhân viên là cực kì quan trọng. Song ngân hàng Công thương Chương Dương chưa ý thức tốt điều này, hầu hết các đợt cử đi học của ngân hàng đều được nhân viên chấp hành với kỉ luật không cao và thế là chất lượng không được tốt như mong muốn. Một lý do của tình hình này là các nhân viên được cử đi học thường không có chế độ xứng đáng hơn thế nữa trong thời gian đi đào tạo cũng không có người kiểm tra do vậy không tạo động lực cho các nhân viên. Trong năm thường có các đợt cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ tiếng Anh hoặc mời các giảng viên về dạy nhưng đa số nhân vien trong ngân hàng đều là những người nhiều tuổi nên khả năng tiếp thu có hạn do vậy kết quả mang lại không cao. Nếu so sánh với các ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập thì quả thật còn quá nhiều hạn chế

* Hiện nay thực tế tại ngân hàng cho thấy rằng nhiều người có thời gian rảnh rỗi nhất là các nhân viên thuộc về các bộ phận phục vụ những người này chiếm số lượng tương đối đông tại một chi nhánh ngân hàng. Tại ngân hàng Công Thương Chương Dương số lượng lao động trong các lĩnh vực phi sản xuất là rất đông. Con số cụ thể như sau: Tổng số nhân viên tại ngân hàng là

khoảng 170 trong số đó số lượng lao động giản đơn bao gồm Hành chính, bảo vệ, lái xe là 21 người chiếm 13% tổng số lao động mà đặc thù của ngành ngân hàng không cần thiết phải có nhiều lao động giản đơn như vậy. Chính vì có số lượng nhiều như vậy mà công việc lại đơn giản nên tạo ra tình trạng rỗi rãi trong nhân viên khá nhiều. Số lượng lao động trong bộ phận tín dụng và kế toán cũng không hơn là bao nhiêu đây là một thực tế rất tiêu cực tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Chương Dương. Trong khi các ngân hàng ngoài quốc doanh tranh thủ từng giây từng phút lao động của nhân viên thì số người trong biên chế của ngân hàng Công Thương Chương Dương ngày càng phình to ra mà một bộ phận không nhỏ trong số đó làm việc tại các bộ phận không trực tiếp sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương Chương Dương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w