2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1988, đến nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã khẳng định được năng lực của mình bằng những bước đi vững chắc.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sức cạnh tranh của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, chi nhánh đã tiến hành tổ chức nhiều lớp đào tạo cho cán bộ công nhân viên để thích ứng với công nghệ hiện đại như: các lớp học ngắn ngày về marketing, các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kho quỹ, kế toán, vi tính, ngoại ngữ… Đồng thời, thực hiện tốt việc thi tuyển đầu vào để tìm những người thực sự có trình độ, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với năng lực và điều kiện của từng phòng ban. Đến nay, chi nhánh đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm với công việc, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Khách hàng đến với chi nhánh có thể được tư vấn không chỉ về quản lý vốn, quản lý doanh nghiệp mà còn cả cách sử dụng các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng và kế toán. Chính vì vậy, từ năm 2003 đến nay, hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đã thực sự chuyển biến. Tính thời điểm hiện tại thì ngân hàng Công Thương Chương Dương có 1 quỹ tiết kiệm, 2 phòng giao dịch và 10 điểm giao dịch
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Khác với các hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng kinh doanh với đối tượng trực tiếp là tiền tệ. Ngân hàng thực hiện hoạt động huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với nền kinh tế. Đây là hoạt động cơ bản của ngân hàng Công Thương Chương Dương. Lợi nhuận của ngân hàng xuất phát từ quá trình này. Ngân hàng Công Thương Chương Dương là một ngân hàng có truyền thống nên khách hàng của ngân hàng đều là những khách hàng quen thuộc và phần lớn là những công ty nhà nước có mặt trên địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Hiện nay các dịch vụ gia tăng của ngân hàng chưa được triển khai nhiều, trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng TMCP đều có những bước tiến mạnh mẽ điều này đòi hỏi NH Công Thương Chương Dương cần phải có những đổi mới trong thời gian sắp tới.
2.1.3. Bộ máy tổ chức
2.1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của ngân hàng Công thương Chương Dương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.
Sơ đồ 5: Mô hình cơ cấu tổ chức12
2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
Ngân hàng Công thương Chương Dương bao gồm 9 phòng. Cụ thể là:
12 Nguồn Phòng Tổ chức hành chính ngân hàng Công Thương Chương Dương
Giám đốc 2 P. Giám đốc Trưởng phòng kế toán Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ 1 Quỹ tiết kiệm 2 Phòng giao dịch 10 Điểm giao dịch Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Quản lý rủi ro và nợ xấu Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Thông tin điện toán Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Khách hàng doanh nghiệp
*Phòng kế toán
Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
* Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
* Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu
Phòng quản lý rủi ro và nợ xấu có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiên danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngoài ra phòng quản lý rủi ro và nợ xấu còn chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
* Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu
Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
* Phòng Tiền tệ kho quỹ
Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của
Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
* Phòng Thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
* Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
2.1.4.Tình hình kinh doanh trong những năm gần đây.
Những năm trở lại đây nhờ mức tăng trưởng nhanh về huy động vốn, cho vay và các khoản thu dịch vụ phí nên lợi nhuận hàng năm đều duy trì ở mức cao, trong năm 2007 đạt 50,4 tỷ đồng. Năm 2007 Ngân hàng luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nghiệp vụ kế toán được thực hiện tốt, các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn.
Chất lượng công tác thanh toán bù trừ, điện tử và thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng ngày càng cao, các chứng từ thanh toán điện tử đi, đến đều được thanh toán chính xác kịp thời. Các con số về lợi nhuận sau khi đã trích lập quỹ DPRR trong các năm từ 2003 2007 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Số liệu lợi nhuận của ngân hàng trong 5 năm gần nhất 13
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lợi nhuận 33.686 21.321 37.423 49.641 50.400
Qua bảng trên chúng ta dễ dàng nhận ra rằng lợi nhuận của công ty hàng năm nói chung đều tăng. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng ta xem xét 2 công tác cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn
2.1.4.1. Công tác huy động vốn.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Với phương châm “nhận gửu để cho vay”.
Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như nhận tiền gửu tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng được trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn dài hạn cho Ngân hàng.
Sử dụng nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua ngân hàng đã đạt dược các kết quả sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NHCT Chương Dương:14
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng Tổng nguồn vốn
huy động
3128 4120 31.71 5290 28.4
13 Nguồn Phòng hành chính tổng hợp – Ngân hàng Công thương Chương Dương
Năm 2006 tổng vốn huy động là 4120 tỷ đồng, tăng 31,71% so với năm 2005 và năm 2007 tổng vốn huy động là 5290 tỷ đồng, tăng 28,4% so với năm 2006. Nguồn vốn tăng trưởng như vậy là do Chi nhánh chuyển hướng hoạt động sang cơ chế thị trường, từ đó chuyển bíên nhận thức từ cấp lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó Chi nhánh còn mở thêm các dịch vụ và tăng thời gian giao dịch với khách hàng. Đặc biệt đổi mới tác phong giao dịch, nghiên cứu thị trường, có chính sách lãi suất hợp lý, vận động khách hàng mở tài khoản và tiếp cận khách hàng có nguồn vốn lớn để từng bước dịch chuyển nguồn vốn theo chiều hướng có lợi cho kinh doanh.. Nói chung quy mô hoạt động của Ngân hàng đang được mở rộng một cách nhanh chóng, phục vụ nhu cầu tăng trưởng của Ngân hàng cũng như nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế quốc dân.
Xét theo loại hình, thành phần kinh tế thì tổng vốn huy động bao gồm tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Trước hết phải kể đến nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đó là nguồn tiền gửi chính của Ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2005, huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 2095 tỷ đồng chiếm 66,9% trong tổng huy động, đó là một tỷ lệ tương đối cao so với huy động từ dân cư (33,1%). Bởi lẽ Chi nhánh Chương Dương đã hoạt động được một thời gian dài nên có quan hệ giao dịch rộng rãi. Các năm 2006, 2007 lượng tiền gửu của các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng lần lượt đạt 2727 tỷ đồng, 3099,3 tỷ đồng. Sự gia tăng nói trên cho thấy: Chi nhánh Chương Dương rất có uy tín đối với các tổ chức kinh tế bởi vì Chi nhánh hoạt động có hiệu quả với phong cách làm việc chuyên nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Chi nhánh là nâng cao nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn với các tổ chứ kinh tế vì đây là nguồn vốn lớn có tính thanh khoản
cao nhưng chi phí lại thấp so với nguồn vốn ổn định được huy động từ dân cư.
So với huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thì lượng tiền huy động được từ dân cư khá khiêm tốn. Năm 2005, huy động từ dân cư chiếm 33,1% trong tổng huy động. Đến năm 2006, 2007 tỷ lệ này đã có sự gia tăng tương ứng chiếm 33,8% và 41,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Đối với nguồn tiền gửu dân cư: đây là nguồn tiền gửu có tính chất ổn định và lâu dài, nhưng hiện nay tại Chi nhánh nguồn vốn này đang mất thị phần do chính sách lãi suất của NHCT Việt Nam trong một thời gian dài chưa sát với thị trường. Tại địa bàn của Chi nhánh có rất nhiều NHTM mở Chi nhánh và điểm giao dịch mới có nhiều chính sách cạnh tranh hơn, có nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hấp dẫn, và nhiều hình thức khuyến mại phong phú bên cạnh đó địa điểm các ngân quỹ tiết kiệm của Chi nhánh hầu hết thuê của nhà dân, chưa được khang trang, hiện đại chưa hấp dẫn mọi đối tượng khách hàng.
Nguyên nhân làm tăng các khoản tiền gửi về khách quan là do sự gia tăng thu nhập của khách hàng. Về mặt chủ quan là do chi nhánh Chương Dương đã cải tiến lề lối làm việc, đổi mới thái độ tác phong phục vụ, nâng cao uy tín với khách hàng. Với định hướng sáng tạo của ban Giám đốc cùng với tinh thần trách nhiệm cao, năng động, đoàn kết của đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của NHCT VN, chi nhánh Chương Dương đã hoàn thành nghĩa vụ được giao bảo đảm tỷ lệ tăng trưởng trên mọi lĩnh vực.
Nếu xét theo loại ngoại tệ huy động thì huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng tăng theo các năm: năm 2005, nguồn vốn này là 2502,4 tỷ đồng, năm 2006 đạt 3310,2 tỷ đồng ( tăng 32,28%) và năm 2007 đạt 4021 tỷ đồng ( tăng 21,5%). Tiền gửu bằng ngoại tuy không tăng trưởng
mạnh như tiền gửu nội tệ nhưng cũng có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là đồng USD. Mặc dù trong năm 2005, tỷ lệ huy động giữa VNĐ và ngoại tệ chênh lệch tương đối ( huy động từ VNĐ là 80%, huy động từ ngoại tệ là 20%). Đến năm sau ( năm 2006) tỷ lệ huy động tiền gửu bằng VNĐ và ngoại tệ có chiều hướng thu hẹp lại ( huy động từ VNĐ là 80,35%, huy động từ ngoại tệ là 19,65%). Đến năm 2007, do lãi suất của đồng ngoại tệ thấp, còn lãi suất củaVNĐ cao, ổn định vì thế huy động từ VNĐ vẫn tăng (chiếm 76,01%). Trong vốn huy động của dân cư, VNĐ chiếm 85%, ngoại tệ chiếm một khoảng rất nhỏ. Ngoại tệ được huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế.
Khi xét theo thời hạn huy động vốn thì nguồn vốn huy động ngắn hạn có xu hướng tăng nhưng tăng chậm. Năm 2005 nguồn vốn này đạt 1000,9 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1094,4 tỷ đồng ( tăng 9,34%) và năm 2007 đạt 1262 tỷ đồng (tăng 15,31% so với năm 2006). Có được sự tăng trưởng như vậy cũng là do Chi nhánh đã mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao uy tín đối với khách hàng, đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác từ đó thu hút thêm khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, nguồn vốn này cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn huy động này đạt 2127,1 tỷ đồng, năm 2006 đạt 3025,6 tỷ đồng ( tăng 42,24% so với năm 2005). Đến năm 2007, mức tăng này có chiều hướng chậm lại, đạt 4028 tỷ đồng ( tăng 33,13% so với năm 2006). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định, giúp Ngân