Tuyến du lịch hình thành theo không gian địa lý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn (Trang 58 - 59)

f. Tiềm năng và lợi thế phát triển

3.1.2 Tuyến du lịch hình thành theo không gian địa lý

Du khách có thể tham quan du lịch theo từng xã, từng cụm di tích như xã Ngũ Đoan với hệ thống di tích nhà Mạc, xã Đông Phương với đình chùa Đại Trà, chùa Lạng Côn đã được bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Có thể nói nếu xét về quy mô thì đây là một tuyến du lịch văn hoá hết sức hợp lý. Các điểm du lịch cách nhau một khoảng không gian vừa phải , không xa nếu đi bộ, mà lại không quá ngắn nếu đi xe đạp, hay xe máy. Các điểm gần thì cách nhau một vài trăm mét, xa nhất là vài km. Điều này tạo lợi thế rõ rệt trong việc di chuyển của du khách khi đi tham quan tuyến du lịch này. Bên cạnh việc tham quan các điểm du lịch du khách có thể đi bộ hoặc dạo chơi cho thư thái ngắm cảnh làng quê thanh bình. Những con đường lớn nhỏ trong cụm di tích này lúc nào cũng sạch sẽ, vắng vẻ. Điều đó càng làm cho chuyến du lịch của du khách thêm thú vị kết hợp với những khoảng không gian rộng lớn thoáng đạt, không khí thoáng đãng, trong lành vì nơi đây phần lớn đất đai vẫn là đồng ruộng.

phần phát triển du lịch nhân văn

Từ đây quý khách có thể phóng tầm mắt ra ngắm dòng sông Đa Độ hiền hoà hoặc tiếp tục thăm các trung tâm kinh tế động lực của huyện như chợ Hương, chợ Đồn Riêng, Đại Hợp, Tú Sơn, Đại Hà, chợ Mõ. Trên đường ra khu du lịch Đồ Sơn, du khách ghé thăm 2 xã nuôi chồng thuỷ hải sản của huyện ở chợ Tân Thành, Hải Thành trên đường Phạm Văn Đồng mới mở rộng hoặc dừng chân cắm trại trong rừng thông vi vút, ngắm rừng ngậm mặn ven biển, thưởng thức món ngao tươi từ bãi nuôi cồn cát trên bãi biển Đại Hợp.

Tuy Kiến Thuỵ chưa khai thác được tối đa nguồn tài nguyên du lịch nhưng với việc phát triển tuyến du lịch mới : du lịch sinh thái – du khảo đồng quê là cơ sở vững chắc cho việc phát triển du lịch Kiến Thuỵ.

Du khảo đồng quê cũng là tên gọi mới của sở du lịch Hải Phòng đưa vào khai thác trong thời gian gần đẩy trên địa bàn các huyện phía nam thành phố. Trong quy hoạch phát triển tổng thể du lịch thành phố năm 2010, tuyến du lịch này đã được lãnh đạo ngành du lịch hải phòng xác định là một trong bốn tuyến du lịch chính. Sự góp mặt của du khảo đồng quê làm tăng thêm sán phẩm du lịch của thành phố, góp phần khai thác du lịch văn hoá Kiến Thuỵ và các huyện phía nam thành phố, cải thiện thu nhập, nâng cao dân trí.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)