f. Tiềm năng và lợi thế phát triển
3.1 Hình thành các tuyến điểm du lịch theo chuyên đề
Kiến Thuỵ là vùng đất sơn thuỷ hữu tình với nhiều di tích lịch sử văn hoá và huyền thoại. Giữa trung tâm huyện núi Đối, núi Chè sừng sững soi mình trên dòng Đa Độ và còn in dấu câu chuyện tình yêu giữa thần núi Đồ Sơn và cô thôn nữ tên Chè ở vùng đất Dương Kinh xưa. Từ năm 1527-1592 huyện Nghi Dương( Kiến Thuỵ ngày nay) được xem là căn cứ địa vững chắc của Mạc Đăng Dung, là Dương Kinh của vương triều Mạc. Ở vị trí gần biển tiện sông , Dương Kinh có nhiều ngả dẫn ra phố Hiến , Hội An, Thăng Long. Do vậy vùng đất này là một trong những trung tâm văn hoá , kinh tế, chính trị, thương mại lúc bấy giờ. Trong những di tích khảo cố học hoặc những câu chuyện lưu truyền trong dân gian vẫn còn hình bóng của Dương Kinh xưa với nhiều kiến trúc, phủ độ, cung điện, lăng tẩm.
phần phát triển du lịch nhân văn
Bên cạnh đó khu vực Kiến Thuỵ ( thành phố Hải Phòng ) là một trọng những tuyến du lịch chưa đước khai thác. Tại đây còn hiện diện một cụm di tích có nhiều giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật liên quan đến vương triều Mạc. Gắn với hệ thống di tích này là các lễ hội như hội vật cầu Kim Sơn, hội rước ông Bồ làng Kì Sơn... đến với cụm di tích này, khu vực Kiến Thuỵ - nơi phát tích của vương triều Mạc, du khách sẽ được hiểu biết thêm và có nhận thức đúng đắn về một vương triều mà một thời bị nhìn nhận sai lệch. Tuy nhiên các di tích ở đây vẫn còn ẩn chìm trong nhân gian, chưa được khai thác phục vụ cho du lịch văn hoá Hải Phòng cũng như Việt Nam.
Việc khai thác tuyến du lịch này một mặt góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế văn hoá địa phương , mặt khác nâng cao nhận thức của cán bộ nhân dân địa phương về giá trị của cụm di tích để cấp uỷ chính quyền, ngành văn hoá, ngành du lịch, chăm lo bảo vệ tôn tạo duy trì nét văn hoá tiêu biểu của địa phương.
Chính những điều kiện trên ta có thể hình thành :