f. Tiềm năng và lợi thế phát triển
3.2 Định hƣớng khai thác di sản văn hoá phục vụ du lịch
Hiện nay Kiến Thuỵ chưa có khảo sát kĩ cho xây dựng tổng thể và chi tiết để phát triển du lịch trên địa bàn. Song từ định hướng chung của thành phố và dựa trên cơ sở phân tích những điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ du lịch có thể đi đến định hướng : du lịch Kiến Thuỵ phát triển theo hướng du lịch sinh nông thôn. Việc phát triển này phải đảm bảo và phát huy bản sắc tốt đẹp của cư dân địa phương và nhân dân. Đồng thời từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho cộng
phần phát triển du lịch nhân văn
đồng dân cư nơi có điểm du lịch và là chỉ tiêu để đánh giá tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Về mặt kinh tế : phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên nhân văn của huyện, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành vào tổng gdp của huyện, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Về mặt môi trường : phát triển du lịch phải nhằm bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, môi trường xã hội trong sạch và lành mạnh, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Về mặt văn hoá xã hội: Phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch.
- Về mặt an ninh: Phát triển du lịch nhằm thu hút khách đến với địa phương nhưng cần gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Khi xây dựng các tuyến tham quan du lịch, các công trình du lịch cần chú ý tới an ninh, đảm bảo trị an, an toàn tuyện đối cho khách chống tệ nạn xã hội.