Chùa Nhân Trai

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn (Trang 47 - 48)

f. Tiềm năng và lợi thế phát triển

2.4.6Chùa Nhân Trai

Nhân trai là tên một làng thuộc xã Đại Hà có vị trí giáp danh với xã Ngũ Đoan, nơi có làng Cổ Trai quê hương của các vị vua triều Mạc thế kỉ 16. Do vậy, theo truyền ngôn, làng Nhân Trai vôn là hương ấp của các thân vương nhà Mạc. Cũng vì thế mà tên chữ của chùa là Phúc Linh tự hiện còn lưu giữ được khá nhiều các tư liệu lịch sử liên quan đến nhà Mạc.

Hiện tại chùa Nhân Trai có quy mô vừa phải, với 5 gian tiền đường, 2 gian phật điện, nơi bài chí các pho tượng phật. Tại hai bên của toà tiền đường hiện còn lưu giữ được 5 pho tượng đá hết sức đặc biệt , 4 pho tượng hầu, một pho tượng vương mà nhiều nhà nghiên cứu cho là đó tượng Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng, con trai của vua Mạc Đăng Doanh. Tượng tạc trong tư thế ngồi trên long ngai, đầu đội mũ bìng vương mang ý thức dân tộc. Đầu tay ngai chạm hình đầu rồng, mặt rồng ngửa chầu vào tượng. Tại pho tượng này có loại hoa văn trang trí được các nghệ nhân tạc tượng đặc biệt chú ý thể hiện. Đó là các hạt khắc nổi trên tay ngai, vạt áo là một trong những đặc điểm nổi bật mang phong cách nghệ thuật thời Mạc.

Ngoài vườn chùa hiện còn lưu giữ được 6 thành bậc chạm khắc hình rồng với hai bên chạm nổi hình rồng dạng hoa vân. Các thành bậc trạm khắc hình rồng này đã cho thấy tư duy sáng tạo của người đương thời. Rồng được tạc lẫn vào trong mây, rồng hoa vân là một quan niệm về bầu trời. Hệ thống vân đao ở thân rồng đã có sự biến đổi vào giai đoạn cuối của triều Mạc. Sự xuất hiện của các thành bậc chạm rồng ở chùa Nhân Trai, ngoài giá trị phản ánh nghệ thuật mang ý nghĩa sáng tạo cao mà còn hướng người đời sau đến một nhận định rằng : nơi đây khởi thuỷ không phải là một ngôi chùa mà là một kiến trúc liên quan đến phủ đệ của vua hoặc của những người quyền cao chức trọng. Sau khi nhà Mạc thất thế khu vực này mới được cải tạo thành chùa thờ phật. Trước cửa chùa còn có tấm bia đá lớn « Phúc Linh tự bia » tạo

phần phát triển du lịch nhân văn

năm Kỷ Mão 1639. Nội dung bia nói về việc Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng cùng các già làm hưng công tại Phúc Linh tự, xứ Đồng Ếch xã Nhân Trai. Sau khi nghiên cứu tấm bia cũng như quan sát nghệ thuật tạo hình của pho tượng vương trong chùa nhiều nhà nghiên cứu khi đọc bia đã cho là tượng Vương Mạc Đôn Nhượng. Nhưng với chiếc mũ bình thiên vương trên đầu, loại mũ này chỉ có nhà vua mới có quyền được đội thì có thể đây không phải là tượng vượng Mạc Đôn Nhượng mà là tượng của vị vua nào khác. Mặt khác tượng này gắn với một công trình kiến trúc tồn tại với khá nhiều thành bậc khắc chạm hình rồng mây có những nét đặc trưng thường thấy trong cung điện đã góp phần tạo cở sở để khẳng định chùa Nhân Trai xã Đại Hà từng là nơi ở hay cung thất của một vị vua Mạc.

Thông qua các di vật còn , chùa Nhân Trai thực sự là một di sản văn hoá hết sức có giá trị bởi sự liên quan mật thiết với vương triền Mạc thế kỷ 16.

Chùa Nhân Trai đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cáp thành phố năm 2003.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng – góp phần phát triển du lịch nhân văn (Trang 47 - 48)