- Thị trường: Thị trường là phạm vi của lĩnh vực trao đổi, mua bán, nhờ đó
3.2. Phương hướng xây dựng và phát huy văn hóa kinh doan hở côngty phát hành sách hà nộ
phát hành sách hà nội
Trước hết, cần nắm vững và quán triệt quan điểm của Đảng về phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam và phát huy vai trò của văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và là nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp đến là xuất phát từ thực tiễn của việc xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong thời gian qua, trong cơ chế thị trường phương hướng kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội nói riêng theo một số định hướng chính là:
- Xây dựng và phát huy truyền thống kinh doanh của Công ty và bản sắc dân tộc Việt Nam vào hoạt động kinh doanh để kinh doanh có văn hóa, tạo lập và hoàn thiện phương thức kinh doanh thể hiện là người Hà Nội văn minh, thanh lịch, đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, hòa nhập với các ngành kinh tế phát triển trong thành phố, khu vực và cả nước, góp phần không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Để xây dựng văn hóa kinh doanh cần tạo ra sự thống nhất lợi ích và tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước vì mục tiêu xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh ở Công ty hướng vào mục tiêu văn hóa. Đồng thời, hợp tác chặt chẽ các cơ quan, các trường Đại học (Kinh tế, Văn hóa, Thương mại, Ngoại thương...) để xây dựng phương thức kinh doanh chuyên nghiệp, có trình độ quản lý, có kiến thức khoa học, xã hội trong công nghệ kinh doanh XBP.
Khơi dậy và phát huy văn hóa kinh doanh chính là xây dựng mẫu con người kinh tế của ngành PHS Thủ đô với nhân cách mới, lối sống mới.
Là một nước nông nghiệp lạc hậu, phân công lao động chưa sâu, thiếu hụt những tri thức công nghệ mới lại trải qua thời kỳ chiến tranh và thể chế bao cấp quá lâu nên chúng ta thiếu hụt những cá tính mạnh mẽ, khát vọng cháy bỏng trong lao động sáng tạo, trong làm giàu, tính kỷ luật chưa cao trong sản xuất - kinh doanh. Nền văn hóa mới Việt Nam hôm nay nói chung và văn hóa kinh doanh Việt Nam nói riêng, cần hướng về xây dựng các nhân cách tự chủ, tự giác, tràn đầy sức mạnh và khát vọng để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đó là nhân cách của những con người có văn hóa kinh doanh - một nhân cách có hệ thống ứng xử biểu hiện mạnh mẽ các giá trị truyền thống của dân tộc kết hợp với những phẩm chất nhân cách của xã hội công nghiệp, hiện đại, dân chủ, văn minh.
Các nhà doanh nghiệp, các nhân viên trong doanh nghiệp phải biến văn hóa doanh nghiệp trở thành một giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh với bản chất gắn bó chặt chẽ giữa cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp.
Những nhà doanh nghiệp mang trong mình văn hóa kinh doanh sẽ là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng. Họ nhận thức rõ vai trò sứ mệnh lịch sử là làm kinh doanh để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Họ là những con người trực tiếp xây dựng và đưa văn hóa kinh doanh Việt Nam đạt tới trình độ phát triển tiên tiến, thích hợp với các hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ hiện nay như ISO 9000, ISO 14000..., đồng thời, họ còn là những con người có trách nhiệm cao với công tác bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc - gốc rễ của văn hóa kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội là nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp PHS Hà Nội. Đó là hướng toàn bộ hoạt động sáng tạo của cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp tạo ra các giá trị vật chất (lợi nhuận, kinh tế) và văn hóa tinh thần ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững. Phẩm chất của văn hóa một doanh nghiệp thể hiện trình độ văn hóa cao của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Đó là lòng yêu nghề, yêu công ty (doanh nghiệp), tinh thần đoàn kết hợp tác vì sự phát triển lớn mạnh, bền vững của công ty, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, tinh thần kinh doanh năng động, sáng tạo, có lương tâm nghề nghiệp, có lòng nhân ái, khoan dung, trung thực, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, có phong cách, lối sống công nghiệp...
Nâng cao chất lượng, hiệu quả văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp PHS Hà Nội cần bắt đầu từ việc xây dựng con người, xây dựng đào tạo bồi
dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, năng
lực kinh doanh và phẩm chất văn hóa, đạo đức. Đồng thời với quá trình đó là xây dựng chiến lược đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Ban giám đốc Công ty, đặc
biệt là Giám đốc có vai trò quan trọng quyết định trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp bởi Giám đốc là người quyết định và trực tiếp lãnh đạo tổ chức việc thực hiện quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ, nhân viên và Giám đốc là tấm gương văn hóa để mọi thành viên phấn đấu.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp PHS Hà Nội phải tập trung vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tạo hình ảnh có uy tín trong lòng người dân Thủ đô. Công ty cần tạo ra một logo đặc biệt của mình, một thương hiệu đặc trưng, phù hợp với ngành PHS Thủ đô. Logo, thương hiệu là kết tinh văn hóa của từng thành viên và là triết lý văn hóa doanh nghiệp, vào từng sản phẩm và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Công ty PHS Hà Nội đầu tư, nâng cao uy tín, lôgô, thương hiệu thực chất cũng là đầu tư vào công tác giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo các phẩm chất văn hóa tốt đẹp cho mỗi thành viên và nâng cao văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng truyền thống của doanh nghiệp trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc nhất của Thủ đô trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Phát hành sách Hà Nội