- Thị trường: Thị trường là phạm vi của lĩnh vực trao đổi, mua bán, nhờ đó
2.2.1. Tổng quan về Côngty Phát hành sách Hà Nộ
Công ty PHS Hà Nội được chính thức thành lập vào năm 1954 với tên gọi ban đầu là "Chi sở phát hành sách Hà Nội", là đơn vị trực thuộc "Sở phát hành sách Trung ương" (tiền thân của Tổng Công ty sách Việt Nam ngày nay). Sau một thời gian hoạt động đến ngày 14/6/1960 theo quyết định 1477/QĐ-UB của ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, "Chi sở phát hành sách Hà Nội" được đổi tên thành "Quốc doanh phát hành sách Hà Nội". Đây vừa là một cơ quan phục vụ công tác văn hóa vừa là một doanh nghiệp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở Văn hóa Hà Nội. Năm 1980 do nhu cầu hạch toán kinh tế và tổ chức lại ngành PHS, "Quốc
doanh phát hành sách Hà Nội" được đổi tên là "Công ty Phát hành sách Hà Nội",
theo Quyết định số 3227-QĐ/TC ngày 8/8/1980 của UBND thành phố Hà Nội. Năm 1993 để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, theo Quyết định số 877/QĐ-UB ngày 2/3/1993 của UBND thành phố Hà Nội "Công
ty PHS Hà Nội" được đăng ký thành lập mới trực thuộc Sở Văn hóa thông tin Hà
Nội. Từ đó đến nay Công ty PHS Hà Nội là một doanh nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội, là đơn vị quản lý, kinh doanh chuyên ngành PHS, có trụ sở chính tại 34 Tràng Tiền - Hà Nội. Công ty được phép tổ chức mua và phát hành các loại sách, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm trong nước và nhập ngoại, các loại chứng
từ phục vụ công tác quản lý hành chính kinh tế - xã hội, các loại hàng thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật, dụng cụ thể dục thể thao, vật tư, vật phẩm văn hóa thông tin và làm đại lý tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hóa nói trên cho các đơn vị và cá nhân có yêu cầu theo sự thỏa thuận. Được phép liên doanh, liên kết với các đơn vị cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng khả năng kinh doanh XBP, cho thuê nhà làm phòng họp hội nghị, hội thảo và văn phòng đại diện. Công ty PHS Hà Nội là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng công thương Việt Nam. Công ty PHS Hà Nội có các bộ phận trực thuộc là phòng ban, cửa hàng (hiệu sách nhân dân) nội ngoại thành với hơn 200 cán bộ công nhân viên.
Trong cơ chế bao cấp, các ngành kinh tế nói chung và ngành PHS nói riêng được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn và các điều kiện khác. Hoạt động của Công ty chỉ nhằm vào mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân. Lúc này hoạt động của các công ty nói chung và Công ty PHS Hà Nội nói riêng chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả kinh tế, số lượng XBP bán ra do cơ quan hành chính cấp trên mà chủ yếu là Tổng Công ty PHS Việt Nam phân phối, hiệu quả kinh tế bị xem nhẹ. Từ các Nhà xuất bản đến các Công ty PHS đều hoạt động một cách cứng nhắc, coi thường quan hệ cung cầu và giá trị hàng hóa, nhiều loại sách xuất bản và bán theo một khung giá định trước, nếu giá bán thấp hơn giá thành thì đã có Nhà nước bù lỗ, nhu cầu của khách hàng không được coi trọng. Từ khi chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh XBP nói chung, Công ty PHS Hà Nội nói riêng không tránh khỏi những khó khăn phức tạp trước những biến động mới của nền kinh tế. Sự chuyển hướng kinh doanh XBP theo chỉ tiêu pháp lệnh, theo kế hoạch đặt trước từ Tổng Công ty và Nhà xuất bản là chính sang kinh doanh XBP theo nhu cầu thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh XBP. Công ty vừa phải hạch toán kinh tế, vừa phải làm tốt chức năng xã hội, phải tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động kinh doanh của mình, phải bảo toàn và phát triển vốn sẵn có. Từ chỗ được bao cấp toàn diện sang hạch toán độc lập từ A đến Z, Công ty PHS Hà Nội phải tự mình quyết định
việc tổ chức hoạt động kinh doanh. Đó là tự lo vốn để tổ chức kinh doanh và toàn bộ quá trình nhập vào cũng như kinh doanh ra các XBP sao cho có hiệu quả. Kinh doanh XBP là kinh doanh loại hàng hóa đặc thù, không giống như hàng hóa khác. Vì thế Công ty PHS Hà Nội phải đảm bảo thực hiện hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Kinh doanh có lãi và đúng định hướng của Đảng và Nhà nước là mục tiêu phấn đấu của ngành PHS nói chung, Công ty PHS Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên đây, Công ty PHS Hà Nội Hà Nội từ sau năm 1986 đã chuyển hướng hoạt động để nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới. Với sự năng động tìm tòi của Ban giám đốc Công ty và sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty PHS Hà Nội đã tìm ra nhiều giải pháp cho sự phát triển của chính mình.
Trước hết là sự đổi mới về tổ chức, kiện toàn các bộ phận và sắp xếp lao động hợp lý
Trong nền kinh tế tập trung những năm trước đổi mới, Công ty PHS Hà Nội có hơn 40% người làm việc gián tiếp. Đây là con số không nhỏ, đã khiến cho năng suất lao động chung của toàn Công ty tính theo đầu người không cao. Trong khi đó cơ chế thị trường đòi hỏi phải tăng cường cán bộ làm việc trực tiếp, giảm bớt hành chính trung gian không cần thiết và tạo ra sự tăng trưởng lợi nhuận. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Công ty PHS Hà Nội đã khẩn trương sắp xếp lại phòng ban, bộ phận trong Công ty, phân bổ lại cán bộ theo phương châm: giảm gián tiếp, tăng cường cho trực tiếp và tinh lọc đội ngũ cán bộ, nhất là người bán hàng. Từ đó đã hình thành mô hình tổ chức mới của Công ty như sau:
- Ban giám đốc (giám đốc và các phó giám đốc).
- Phòng kế hoạch tài vụ.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh.
- Phòng kho XBP.
- Hệ thống các cửa hàng (hiệu sách nhân dân, nhà sách).
Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Công ty Phát hành sách Hà Nội
Chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty đều do giám đốc trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành. Một phó giám đốc giúp việc giám đốc phụ trách tổ chức hành chính và một phó giám đốc giúp phụ trách trực tiếp kinh doanh. Giám đốc trực tiếp phụ trách kế hoạch - tài vụ. Các phòng chức năng có nhiệm vụ riêng biệt và phải hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt là hệ thống các cửa hàng kinh doanh XBP được hạch toán riêng, tuy các cửa hàng đều có mối quan hệ chịu sự chi phối của các phòng ban, ban giám đốc. Song các cửa hàng cũng có những nhiệm vụ độc lập
Giám đốc Phó giám đốc hành chính tổ Phòng Tổ chức Hành chính Phó giám đốc kinh doanh Phòng kho xuất bản Phòng Kế hoạch Phòng nghiệp vụ Mạng lưới cửa hàng
tương đối, chủ động việc kinh doanh XBP theo định mức kế hoạch và tự khai thác XBP trực tiếp từ Nhà xuất bản hoặc nhiều nguồn khác ngoài Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tham mưu giúp việc và nghiên cứu
xây dựng mô hình tổ chức, kiện toàn quy chế, quản lý cán bộ công nhân viên, đồng thời hướng dẫn tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty.
Phòng kế hoạch tài vụ: Có chức năng hướng dẫn tổ chức việc thực hiện
công tác kế toán tài chính và thống kê, tham gia xây dựng nội dung các hoạt động kinh tế và tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh để báo cáo thường xuyên cho Ban giám đốc.
Phòng kho XBP: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi việc xuất nhập hàng
hóa, bảo quản giữ gìn và phân loại XBP một cách khoa học để đảm bảo giá trị của XBP và xuất nhập thuận lợi.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện
các mặt:
- Triển khai phương hướng, kế hoạch kinh doanh mà Công ty đề ra, tìm hiểu nhu cầu thị trường.
- Tổ chức khai thác, liên kết, sản xuất, in ấn, mua bán các XBP.
- Tổ chức tiêu thụ sách, văn hóa phẩm. Nắm vững tình hình tiêu thụ, nhu cầu và thị hiếu khách hàng, số lượng tồn kho các loại để có biện pháp điều chỉnh thanh lý, nhằm thu hồi nhanh và bảo toàn và phát triển vốn.
- Xác định tình hình xuất nhập hàng hóa, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
- Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hoạt động, mặt hàng của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các cửa hàng kinh doanh (còn gọi là Hiệu sách nhân dân, Nhà sách): Là
những đơn vị kinh doanh hạch toán nội bộ dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty thông qua các phòng chức năng giúp việc, tổ chức thực hiện theo kế hoạch được Công ty giao về các hoạt động kinh doanh XBP và các mặt hàng văn hóa khác trong và ngoài nước theo quy định; Chấp hành các quy định về quản lý cán bộ công nhân viên, tài sản, nhà cửa, tiền vốn, chứng từ, sổ sách theo chế độ chung của Nhà nước và theo sự hướng dẫn phân cấp của Công ty.
Hệ thống các hiệu sách là nơi trực tiếp tiêu thụ hàng hóa XBP, cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng và chủ động về "giá" của XBP với công ty hoặc với các đơn vị cá nhân kinh doanh XBP cùng cạnh tranh trên thị trường.
- Thứ hai: Đổi mới cơ chế quản lý
Chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán độc lập buộc Công ty PHS Hà Nội cũng phải đổi mới biện pháp quản lý của mình, Công ty PHS Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tất cả mọi nhân viên, các bộ phận, các phòng ban phát huy hết khả năng của mình, phấn đấu cho sự phát triển của Công ty và lợi ích của chính nhân viên công ty. Công ty đã phân cấp, phân quyền, phân kế hoạch cụ thể tới từng bộ phận và từng nhân viên. Ban giám đốc có trách nhiệm không chỉ lãnh đạo trực tiếp mà còn động viên khuyến khích cán bộ viên chức tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Việc làm này đã tạo ra không khí phấn khởi hăng say và đoàn kết trong Công
ty, đây là nguyên nhân cơ bản để Công ty PHS Hà Nội bước qua năm tháng khó khăn khi mới chuyển đổi nền kinh tế.
- Thứ 3: Đổi mới phương thức hoạt động
Đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh chính là yêu cầu bức xúc của Công ty PHS Hà Nội lúc này. Nếu như trong điều kiện nền kinh tế chỉ huy hoạt động PHS sách chỉ trông chờ vào nguồn hàng của Tổng Công ty, thực hiện kế hoạch Nhà nước giao thì lúc này, Công ty PHS Hà Nội đã tổ chức đa dạng hóa các mối quan hệ kinh doanh XBP. Đó là quan hệ kinh doanh với Tổng Công ty, với các Công ty PHS khác, các Nhà xuất bản và các tổ chức kinh doanh tư nhân, tập thể... trên tinh thần kinh doanh cùng có lợi. Phương thức kinh doanh mới này cho phép Công ty PHS Hà Nội khai thác và tổ chức kinh doanh được nhiều mặt hàng XBP, thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách hàng Thủ đô và cả nước. Lợi nhuận thu được cũng ngày một tăng, đời sống cán bộ nhân viên trong công ty được cải thiện rõ rệt.
Có thể nói, do có sự chuyển hướng hoạt động chỉ sau 10 năm, Công
ty PHS Hà Nội đã có đủ khả năng khai thác và chuyển từ đơn vị làm ăn
"lãi giả" "lỗ thật" sang đơn vị hạch toán kinh doanh có lãi của toàn ngành.