7. Cấu trúc của khoá luận
2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịc hở Hải Dương
Hải Dương nằm trong Trung Tâm du lịch Bắc Bộ ( Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), các tỉnh này đều có những điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, sự giao lưu giữa các địa danh này tạo nên hoạt động du lịch sôi động và đều có sự lưu thông qua lại với Hải Dương. Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lơi tạo
Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 55 điều kiện cho Hải Dương dễ dàng liên kết với các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ, nối tour, tuyến du lịch, mở rộng khai thác thị trường.
Hải Dương vừa có đồng bằng, vừa có trung du và rừng núi với cảnh quan và hệ sinh thái, đặc biệt là vùng núi phía bắc (Chí Linh, vùng núi An Phụ), nổi tiếng là khu Côn Sơn, núi An Phụ, dãy núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ cùng quần thể các hang động, khu đa dạng sinh học thuộc các xã Duy Tân, Minh Tân, Tân Dân đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp khi khai thác phát triển du lịch.
Về tài nguyên du lịch nhân văn, thế mạnh của Hải Dương là nên văn hóa lúa nước lâu đời gắn với những lễ hội dân gian, nghề truyền thống, nếp sống yên bình, nét văn minh cộng đồng. Đồng thời, Hải Dương còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học, và còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị của dân tộc. Các di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa- lịch sử.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng nghề truyền thống ở Hải Dương đã tích tụ nhiều kinh nghiệm có giá trị, dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nhiều thế hệ đã tạo ra nghiều sản phẩm phục vụ đắc lực cho đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác thành sản phẩm du lịch.
Nguồn tài nguyên du lịch phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các cụm du lịch , các chương trình du lịch.
Với những thuận lợi trên, nếu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, Du lịch Hải Dương sẽ có đủ điều kiện để phát triển bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, du lịch Hải Dương còn có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngành:
_ Tài nguyên du lịch ở Hải Dương nhiều về số lượng, nhưng không có lợi thế so sánh. Trừ khu Côn Sơn- Kiếp Bạc được đánh giá là quần thể di tích danh thắng có giá trị ở tầm quốc gia, các tài nguyên khác có nhiều nét tương
Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 56 đồng với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đòi hỏi trong khai thác , sử dụng cần có những nghiên cứu chuyên sâu để tạo sự khác biệt của sản phẩm .
_ Các hang động có giá trị nằm trên địa bàn huyện Kinh Môn, xen kẽ với các núi đá và các nhà máy sản xuất xi măng, do vậy việc khai thác đá, khí thải của các nhà máy sản xuất xi măng đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường du lịch ở đây.
_ Một số lễ hội, các làng nghề truyền thống; các nét sinh hoạt văn hóa dân gian…trong thời gian qua ít được đầu tư nên ít nhiều bị mai một dần, hoặc bị thương mại hóa cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đây là một hạn chế, nếu không sớm khắc phục sẽ hạn chế tính hấp dẫn khách du lịch.
_ Với đặc điểm văn hóa lúa nước, hoạt động nông nghiệp tạo nguồn sống chính nên ở nhiều nơi kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhận thức về bảo vệ và giữ gìn tài nguyên môi trường cho hoạt động du lịch trong mỗi người dân chưa cao do vậy còn có những hiện tượng chưa hoàn mỹ về nhân văn đối với tài nguyên môi trường du lịch như bẻ cây, xả rác, đeo bám khách…trong các điểm du lịch.