Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương (Trang 41 - 43)

7. Cấu trúc của khoá luận

1.3.3.Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững Hải Dương

- Nhận thức đúng đắn của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của các ngành, cộng đồng dân cư cũng như các doanh nghiệp về vị trí quan trọng của phát triển du lịch bền vững, những đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. - Vai trò của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, thôn rất quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng: theo dõi, giám sát, phối hơp tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư phát triển du lịch và đặc biệt khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch và các hoạt động bảo tồn.

- Xã hội hoá quá trình phát triển du lịch bền vững đối với điều kiện nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, trong đó có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững.

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 42 - Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là tối cần thiết cho du lịch phát triển bền vững, đặc biệt là những điểm du lịch nhạy cảm với môi trường nhu ở các Khu bảo tồn thiên nhiên hay các Vườn quốc gia. Người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút du khách. Phát triển du lịch bền vững mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá cho cộng đồng và ngược lại, sự tham gia tích cực của cộng đồng làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.

- Cộng đồng dân cư địa phương phải được hưởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng. Một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động du lịch phải được đầu tư để cải thiện môi trường sông của cộng đồng dân cư địa phương.

- Xây dựng tổ chức gọn, mạnh, hợp lý và thường xuyên chăm lo việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Tăng cường phối hợp liện ngành trong công tác quản lý nhà nước, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển du lịch bền vững.

Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 43

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương (Trang 41 - 43)