7. Cấu trúc của khoá luận
1.3.2. Kinh nghiệm trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn để phát triển du lịch bền vững còn hạn chế. Chúng ta chưa có được một chiến lược, một chính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch bền vững trên phạm vị cả nước; chúng ta cũng chưa có được mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới, ở nước ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịch bền vững như mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch văn hoá,…Các mô hình phát triển này đều có chung mục đích gắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên- môi trường, gắn với văn hoá cộng đồng và lợi ích của họ, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững đang hoạt động có hiệu quả ở nước ta bao gồm:
- Mô hình phát triển du lịch sinh thái Núi Voi của Công ty Du lịch Phương
Nam (Đà Lạt- Lâm Đồng): Các hoạt động du lịch ở đây đều được gắn liền với thiên nhiên, gắn với văn hoá cộng đồng (chủ yếu là dân tộc Chứt) và có trách nhiệm với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá. Các dịch vụ du lịch ở đây được mang đậm màu sắc của tư nhiên (vận chuyển bằng voi, ngựa, thuyền; ngủ nhà sàn ở trong rừng, thậm chí cả ở chòi trên cây cao) và văn hoá cộng đồng ( khách du lịch được tham gia vào các hoạt động cộng đồng). Mô hình du lịch sinh thái Núi Voi đã và đang được tiến hành có hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều khách tham quan du lịch, nghiên cứu…
- Mô hình phát triển du lịch sinh thái Cát Tiên của Ban quản lý vườn quốc gia
Cát Tiên: Mục đích của mô hình này là đưa du khách gần gũi với thiên nhiên
để khám phá và nghiên cứu những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc Mạ, S‟tiêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá
Phan Thị Thanh Hiền- Vh1003 41 trị đó. Các sản phẩm du lịch đã và đang được khai thác ở đây là du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu, dã ngoại, mạo hiểm. Các đối tượng đang được tham quan, nghiên cứu và khám phá bao gồm Bàu Sấu; Bàu Chim; làng dân tộc Mạ, S‟tiêng ở Tài Lài; rừng Bằng Lăng; thác Bến Cự; thác Mỏ Vẹt; thác Trời- thác Dựng; khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên; xem thú ban đềm…
- Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sapa: Mô hình này quan tâm đến
việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, thông qua đó nâng cao lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch như hướng dẫn khách du lịch, phục vụ khách (lưu trú, ăn uống) tại nhà dân, sản xuất và bán hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật văn hoá dân gian…