Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 –
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản Than
Than xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được tăng lên hằng năm cả về số lượng và cả chất lượng trong những năm qua, nhưng trong tương lai thì số lượng than được xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ưu tiên về chất lượng và phẩm cấp than xuất khẩu hơn là ưu tiên về số lượng xuất khẩu như các giai đoạn trước. Nếu như giai đoạn 1998 – 2000 là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á thì giai đoạn nghiên cứu 2001 – 2007 là giai đoạn bứt phá phát triển và khẳng định mình của ngành than Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian này, ngành than khoáng sản Việt Nam đã được cả thế giới biết đến than Antraxit chất lượng cao và được ưu tiên phát triển trong các ngành năng lượng quan trọng của nền kinh tế.
Trong giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, sản lượng than khai thác và xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động đáng kể. Ngành than của Việt Nam là một trong những ngành có truyền thống lâu đời nên trước năm 1997, sản lượng khai thác, chế biến và xuất khẩu luôn tăng trưởng ổn định. Nhưng sau năm 1997, do tình trạng bất ổn của thị trường từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nên tình hình kinh doanh
than của Việt Nam bị ảnh hưởng, ngành than đã giảm sản lượng khai thác, lượng than xuất khẩu và giá trị kim ngạch trong một thời gian.
Bảng: Sản lượng và giá trị xuất khẩu than trong giai đoạn 1995 – 2000
Đơn vị: nghìn tấn 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Sản lượng khai thác 8.350 9.820 11.390 11.670 9.630 11.610 Than sạch 8.295 9.801 11.373 11.672 9.629 11.609 Tổng lượng Tiêu thụ 7.592 9.653 10.779 10.721 10.500 11.467 Trong nước 4.766 6.015 7.232 7.559 7.140 8.216 Xuất khẩu 2.826 3.638 3.547 3.162 3.360 3.251
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2007)
Sau cuộc khủng hoảng làm giảm sút sản lượng than xuất khẩu trên thị trường, từ năm 2001 trở đi, ngành than đã lấy lại được đà phát triển ổn định và tăng trưởng hằng năm. Ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển trong nội bô ngành than, đầu tư đổi mới các công nghệ khai thác, sàng tuyển nên than Việt Nam đã thu về lợi nhuận năm sau lớn hơn năm trước. Bên cạnh việc cầu trên thị trường luôn lớn hơn nguồn cung nên than xuất khẩu rất thuận lợi và tiêu thụ nhanh chóng, không phải tồn kho như giai đoạn trước.
Bảng: Sản lượng khai thác và xuất khẩu than Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007
Đơn vị: Triệu tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguyên khai 15.6 17.1 20 27.3 34.9 40.1 47.2 Than sạch 13.4 16.4 18.9 27.3 32.8 38.9 43.3 Tiêu thụ 12.5 14.7 18.1 24.7 30.2 36.9 40 Trong nước 8.5 9.1 11.5 14.2 15.5 15.6 18 Xuất khẩu 4 5.6 6.6 10.5 14.7 21.3 22
(Nguồn: Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam)
Trong năm 2001, sản lượng than nguyên khai đạt 15,6 triệu tấn nhưng lượng than xuất khẩu cũng đã chiếm một tỉ lệ khá ổn định và cao trong than nguyên khai cũng như đối với than sạch thương phẩm, với lượng phục vụ xuất khẩu là 4 triệu tấn đã chiếm gần
26% của sản lượng than nguyên khai của năm 2001 và chiếm đến 32% sản lượng than được tiêu thụ trên thị trường của ngành than bao gồm cả trong và ngoài nước. Nhưng so với các năm sau thì tỉ lệ xuất khẩu so với than nguyên khai vẫn thấp, bởi đến năm 2006, tỉ lệ than xuất khẩu so với than nguyên khai lên đến mức 53%, đạt 21,3 triệu tấn và tỉ lệ than phục vụ trong xuất khẩu đã lơn hơn so với lượng than tiêu thụ trong nước. Tuy đây là dấu hiệu mừng về doanh thu xuất khẩu than nhưng lại là nỗi lo trong an ninh năng lượng quốc gia, khi mà các quốc gia đã có các chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia sau đấy mới phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Biểu đồ: Cơ cấu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu
(Nguồn: Tổng công ty than Việt Nam)
Theo số liệu tổng hợp của Vinacoal thì trong năm 2006, lượng than đá xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đột biến về số lượng so với năm 2005 là 6,6 triệu tấn, đấy là mức tăng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu của ngành than Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ tăng lên của năm 2006 đối với năm trước là không lớn mà chỉ đạt ở mức khoảng 6,6%, sản lượng xuất khẩu tăng đột biến, kim ngạch đạt 927 triệu USD, tăng 38,6% về kim ngạch năm 2005 nhưng điều đáng nói là trong xu hướng giá nhiên liệu trên thế giới đang tăng mạnh, nhất là giá của dầu mỏ, thì giá than năng lượng của Việt Nam lại giảm. Trong năm 2005,giá than trên mỗi tấn hàng xuất đạt trung bình 37,2 USD thì đến năm 2006, trung bình giảm xuống còn 31,1 USD/tấn. Chính vì vậy sản lượng xuất khẩu của ngành than tăng cao nhưng giá trị lại tăng chậm hơn, có thể giải thích về sự giảm sút giá cả đó là do chất lượng than xuất khẩu của Việt Nam, việc khai thác than đại trà đã dẫn đến hệ quả chất lượng than giảm sút nên giá cả sản phẩm giảm so với năm trước. Nhưng đến cuối năm 2007, giá than trên thế giới đã bất ngờ tăng cao, tại các cảng bốc than lớn giá FOB đã tăng lên 3 lần so với năm trước, đạt mức dao động khoảng 100 USD/tấn.
Trong báo cáo thực hiện trong quý I năm 2008, Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam đã khai thác được 11,4 triệu tấn than, đạt 25% kế hoạch chính thức
là 10,1 triệu tấn, than tiêu thụ là 9,14 triệu tấn, đạt 22,8% kế hoạch và bằng 96,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong lượng than tiêu thụ thì than phục vụ trong nước là 4,419 triệu tấn và than phục vụ xuất khẩu là 4,7 triệu tấn, đạt 23,6% kế hoạch và giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Bảng: Một số kết quả sản xuất và kinh doanh than – Quý 1/2008 Đơn vị tính Kế hoạch năm 2008 Thực hiện Qúy I So sánh thực hiện Qúy Kế hoạch Cùng kỳ
Doanh thu than Tỷ Đồng 24.588 5.644 23.0 120.4
Than nguyên khai 1000 tấn 45.625 11.416 25.0 124.7
Than sạch sản xuất 1000 tấn 41.520 10.194 24.6 103.4
Than tiêu thụ 1000 tấn 40.000 9.119 22.8 95.9
Xuất khẩu 1000 tấn 20.000 4.700 23.5 81.8
(Nguồn: Tổng công ty than – khoáng sản Việt Nam)
(đưa ra số liệu phân tích trong giai đoạn nghiên cứu
Bổ sung đóng góp của ngành than trong GDP của đất nước Bổ sung biểu đồ tương quan sản xuất và xuất khẩu…)