Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 –
2.1.2. Thị trường tiêu thụ than trên thế giới hiện nay 1.Xu hướng tiêu thụ của thị trường
2.1.2.1. Xu hướng tiêu thụ của thị trường
Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển.
Nếu như trong những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước khi mà nhu cầu mua nhiều than nhất là khu vực tây Âu với tỷ lệ vào khoảng 57,4% than tiêu thụ trên thế giới, kế đến là khu vực đông Âu chiếm 21,1% và thứ ba là Nhật Bản có tỷ lệ khoảng 6,4%... Nhưng kể từ thập niên 80 trở lại nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với đầu tàu là Nhật Bản và sau này có thêm Trung Quốc đã có tốc độ tăng nhập khẩu than hết sức nhanh chóng, tỷ lệ than tiêu thụ của khu vực hiện chiếm khoảng 49% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường thế giới. Than dần được ưa chuộng sử dụng hơn trong ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới với vị thế chi phí thấp, trữ lượng dồi dào và phân bố rộng. Trong 6 năm lại nay, lượng than tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so với bất kỳ loại nguyên liệu nào, nhưng giá than trên thế giới đang có xu hướng tăng lên do nguồn cung thiếu hụt so với lượng cầu phục vụ trong các ngành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng tiêu thụ than trên thế giới trong thời gian vừa qua, có 2 xu hướng nổi bật đó là: (1) Nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và than nói riêng trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. (2) Khu vực tiêu thụ than nhiều nhất trên thế giới được chuyển dần từ khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là các nước tây Âu được chuyển sang khu vực châu Á.
Nhu cầu tiêu dùng than trên thế giới không ngừng được tăng lên qua từng năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai, khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng, trong đó than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại. Khi mà lượng dầu mỏ trên thế giới đang ở giai đoạn sốt giá và trữ lượng đang cạn dần thì loài người chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng khác để giảm sức ép cho dầu mỏ là một biện pháp có hiệu quả trong an ninh năng lượng. Trong năm đầu của thập niên 70, khi mà dân số thế giới chỉ mới khoảng 3,7 tỷ dân và với lượng tiêu thụ năng lượng vào khoảng 5 tỷ tep. Nhưng đến năm 2000, lượng tiêu thụ năng lượng của cả thế giới đã tăng thêm 5 tỷ tep, đạt mức 9,2 tỷ tep với số dân là 6 tỷ dân. Sau 30 năm, từ năm 1970 – 2000, tốc độ gia tăng sử dụng năng lượng của thế giới tăng với tốc độ khoảng 11% trong cả giai đoạn và dự báo đến năm 2030 thì lượng tiêu thụ năng lượng nói chung đạt 15,3 tỷ tep, với tốc độ gia tăng trong cả giai đoạn là 27%.
Biểu đồ: Nhu cầu năng lượng của thế giới
(Nguồn: BP Statistical Review 2004)
Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới là một điều dễ hiểu khi mà các nền kinh tế đang cần năng lượng lớn để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp điện, hóa chất và xi măng… Trong 6 năm quan, lượng
than tiêu thụ của thế giới đã tăng lên 30%, nổi lên một số quốc gia tiêu thụ than lớn như: Trung Quốc với lượng tiêu thụ than hằng năm tăng khoảng 10%/năm, với lượng than tiêu thụ trong năm 2007 gần 3 tỷ tấn than. Lượng than tiêu thụ ở Anh cũng tăng lên ở mức 9%/năm trong các năm 2004 – 2006, lượng than tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong những năm trước tăng với tốc độ 5%/năm… và một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng gia tăng lượng tiêu thụ than để phục vụ nhu cầu trong nước như: Ấn Độ, InđônêxiA, Thái Lan…
Trong khi nguồn năng lượng dầu mỏ đang lên sốt và nguồn dự trữ không nhiều thì than là một nguồn năng lượng bổ sung và thay thế hợp lý, với trữ lượng nhiều và phân bố rộng trên khắp thế giới. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại của thế giới hiện nay chủ yếu vẫn là than đá, chiếm ưu thế hẳn so với các nguồn năng lượng khác như: dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng hạt nhân. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/năm, trong đó khu vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng than nhanh nhất trong những năm tới, với mức tăng lượng sử dụng 25%/năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng than tiêu thụ trên thị trường.
Biểu đồ: Cơ cấu và tốc độ tăng tiêu dùng năng lượng của thế giới
(Nguồn: BP Statistical Review 2004)
Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng thay đổi khu vực tiêu thụ than hiện nay là do các chính sách năng lượng nói chung và về than nói riêng của các quốc gia xuất nhập khẩu than lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình thị trường, trong đó đáng chú ý
nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các quốc gia tiêu thụ than lớn ở khu vực châu Á, đã tăng mức tiêu thụ than đáng kể… Hiện nay, lượng than tiêu thụ của Trung Quốc bằng tổng lượng than tiêu thụ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cộng lại, và các quốc gia ở châu Á cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lượng than mạnh như Nhật Bản, Ấn Độ… để khắc phục và phục vụ công nghiệp điện trong nước do động đất gây ra và bổ sung lượng thiếu hụt lâu nay./