0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tình hình cung-cầu than trên thị trường (nguồn cung sản phẩm, cầu và giá cả của than trong các thời điểm)

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2007.DOC (Trang 28 -30 )

Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 –

2.1.2.2. Tình hình cung-cầu than trên thị trường (nguồn cung sản phẩm, cầu và giá cả của than trong các thời điểm)

(nguồn cung sản phẩm, cầu và giá cả của than trong các thời điểm)

Trong thời gian gần đây, thị trường than khoáng sản thế giới có một số biến động gây ảnh hưởng đến tình hình cung – cầu và giá cả than trên thị trường. Theo các chuyên gia và Tổ chức dự báo về than tiêu thụ thì từ thời gian này về sau, lượng than cung ứng trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng cho các nhà nhập khẩu than lớn trên thế giới. Một tất yếu đang xảy ra đó là cung than thương phẩm không đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao trong thời gian ngắn.

Trong những tháng đầu năm nay, nhu cầu về than để phục vụ phát triển của các nước tăng lên đột biến, nhất là các quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi và đang phát triển nên cần một lượng lớn về năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, một phần do sức ép tăng giá của dầu mỏ trên thế giới nên nhiều quốc gia có xu hướng chuyển hướng ưu tiên dùng than để giảm chi phí của nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm 2008 đã có một số biến động trong cung – cầu than trên thị trường, khi mà Trung Quốc: một nhà sản xuất than và tiêu thụ than lớn trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ than tăng bình quân mỗi năm khoảng 10% đã ngừng xuất khẩu than trên thế giới vào ngày 25/01/2008 đã khiến cho giá than ở khu vực châu Á tăng lên và giữ ở mức cao. Sau quyết định ngừng cung cấp than của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì giá than khu vực châu Á đã tăng lên 34% và tăng 137% so với tháng 1/2007. Theo dự đoán thì trong năm 2008, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoáng 15 triệu tấn than phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới trong những giai đoạn trước sẽ tiếp tục và tăng lượng nhập khẩu than trong thời gian tới đề bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt do các trục trặc của các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại trong 2 trận động đất trong năm 2007. Một số quốc gia của khu vực châu Á như Ấn Độ cũng sẽ tăng lượng than nhập khẩu để phục vụ các nhà máy điện than từ

các quốc gia như Inđônêxia, Úc trong những năm tới và một số quốc gia khác châu Á cũng sẽ gia tăng lượng than tiêu thụ… Mặt khác, các quốc gia phương tây cũng gia tăng lượng than tiêu thụ phục vụ cho nền kinh tế như: Hoa Kỳ sẽ tăng 5% lượng than tiêu thụ trong năm 2008 so với 2007; Anh Quốc cũng tăng sản lượng tiêu thụ hằng năm với mức bình quân 9% trong các năm 2005-2007.

Trong khi lượng cầu hàng năm của các quốc gia trên thế giới về than lại tăng lên nhanh chóng thì lượng cung lại khan hiếm và thiếu hụt nghiêm trọng, ngoài việc Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu than trong tháng 1/2008, đã ảnhh hưởng lớn đến giá than trên thì trường thì bên cạnh đấy một số quốc gia có kim ngạch xuất khẩu than lớn trên thị trường những năm trước lại gặp khó khăn trong nguồn cung, như: Australia gặp phải khó khăn trong điều kiện khai thác, một số mỏ than của Austraulia phải tạm dừng khai thác và xuất khẩu do mưa lớn, Nam Phi cũng gặp phải tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do Công ty than quốc gia Eskom cạn nguồn dự trữ nên Chính phủ Nam Phi hạn chế xuất khẩu than nhằm giải quyết trước mắt nhu cầu cung cấp điện cho quốc gia. Với những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nguồn cung đã làm tăng giá than FOB lên 3 lần tại cảng Newcastle (Austraulia) lên mức kỉ lục 102,75 USD/tấn… Trước tình trạng đấy, buộc nhiều nhà nhập khẩu than của châu Âu và Nhật Bản phải ký các hợp đồng dài hạn giá cao với các công ty khai thác và xuất khẩu than nhằm ổn định nguồn cung phục vụ cho các ngành công nghiệp năng lượng trong nước. Than đã trở thành một nguồn năng lượng thương mại tốt nhất để giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng của các quốc gia.

Theo dự báo của các chuyên gia về tình hình tiêu thụ than trên thế giới hiện nay, lượng than cung ứng không đủ đáp ứng được lượng cầu trong hiện tại và tương lai do nhu cầu tăng quá nhanh về năng lượng của các quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, sự phát triển và nhu cầu sử dụng than của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và cả Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường than tiêu thụ. Một loạt các chính sách về an ninh năng lượng quốc gia được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển của quốc gia; Nhu cầu tiêu thụ than của Trung Quốc được dự báo trong năm 2008 tăng 5,3% so với năm 2007, đạt 2,76 tỷ tấn và nước này có thể nhập siêu 18 triệu tấn. Đến năm 2010, tiêu thụ than của Trung Quốc sẽ đạt 3,06 tỷ tấn than. Đặc biệt là trường hợp của Ấn Độ, khi nước này quyết định nhu cầu nhập khẩu than tăng mạnh có thể sẽ ảnh hưởng nhất tới ngành than thế giới, Ấn Độ có kế hoạch đưa vào hoạt động tổng công suất phát điện mới là 40-60 gigawatts, ngoài 60 gigawatts hiện nay, tức là hàng

năm Ấn Độ sẽ phải nhập thêm 80 triệu tấn than mỗi năm. Bên cạnh đấy, Inđônêxia cũng đã có chính sách hạn chế xuất khẩu than vào năm 2009 để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước khi mà có ít nhất 35 nhà máy điện mới được đưa vào sử dụng trong năm 2009, Inđônêxia sẽ hạn chế xuất khẩu ở mức 150 triệu tấn/năm.

Trong tình trạng nguồn cung thiếu hụt và gặp khó khăn mà nhu cầu lại tăng lên theo thời gian đã đẩy giá than trên các thị trường giao hàng tăng lên nhanh chóng. Giá than giao kỳ hạn 3 tháng tại Newcastle (Australia) đã tăng 73% trong năm 2007 và đạt mức đỉnh điểm là 91,77 USD/tấn trong ngày giao dịch 04/01/2008. Tại các cảng thuộc châu Âu, giá FOB kỳ hạn 4 tháng đạt ở mức 121 USD/tấn đối với lô hàng 25.000 tấn than của Nam Phi, trong khi giá cũ được chào bán là 91 USD/tấn. Trong khi đó, giá than tại thị trường châu Á cũng có nhiều sự biến động, tại thị trường nội địa của Trung Quốc giá than đã tăng thêm 30 NDT, đạt mức 565 NDT/tấn (78 USD/tấn), giá xuất khẩu giao ngay FOB là 95-99 USD/tấn trong những ngày đầu tháng 1/2008… Trước tình trạng đó, một số nhà nhập khẩu than lớn của các quốc gia phải ký kết các hợp đồng buôn bán dài hạn với giá cao để đảm bảo lượng than tiêu thụ nhưng phải chịu lỗ.

Các Tổ chức dự báo về than trên thế giới cũng đã đưa ra một số nhận định về thị trường trong tương lai. Hãng JP Morgan đã dự báo giá hợp đồng than đốt năm 2008 giữa các mỏ than của Australia với các nhà nhập khẩu của Nhật Bản sẽ tăng 60% giá so với năm trước do nhu cầu than của Ấn Độ tăng mạnh và những hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than trên toàn cầu. Theo dự đoán của Rory Simington, nhà phân tích than cao cấp tại AME Mineral Economics ở Sydney, cầu sẽ tiêp tục vượt cung khi mùa đông - mùa tiêu thụ than đỉnh điểm.Theo đó, dự báo giá hợp đồng năm 2008 không dưới 70 USD/ tấn./

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2007.DOC (Trang 28 -30 )

×