Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong giai đoạn 2001 –
2.2. Tình hình xuất khẩu khoáng sản Than của Việt Nam 1 Phân loại Than xuất khẩu Việt Nam
2.2.1. Phân loại Than xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, theo kết quả thăm dò địa chất đã phát hiện gần 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản
khác nhau, trong đó các mỏ than đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế với nguồn đóng góp vào GDP hàng năm tăng lên và giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phân lao động… Tuy nhiên, công nghệ khai thác mỏ của Việt Nam vẫn ở tình trạng kém phát triển nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như phân loại than phục vụ xuất khẩu, việc sử dụng các công nghệ lạc hậu trong quá trình khai thác sẽ làm tăng chi phí và mức độ nguy hiểm cao đối với lao động trong các hầm lò. Không những thế, công nghệ áp dụng trong khai thác và sàng tuyển quá cũ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng than khai thác, đó là tình trạng lẫn tạp chất và phân loại than không sát với các tiêu chuẩn… Theo thống kê của Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất của ngành công nghhiệp khai thác năm 2007 theo giá trị thực tế đạt 111,9 nghìn tỷ Đồng, chiếm 9,97% GDP của cả nước. Nghiên cứu tình hình khai thác than của Việt Nam qua các năm thì ta có thể thấy được sản lượng khai thác luôn được nâng cao, góp phần tạo ra giá trị cho ngành kinh tế quốc dân. Trên thị trường quốc tế, xuất khẩu than của Việt Nam được biết đến với than Antraxit trên thị trường.
Nhu cầu than Antraxit ngày càng được nâng lên đối với việc phát triển năng lượng của các quốc gia, nhiều nước có xu hướng quay lại sử dụng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than để phục vụ ngành công nghiệp năng lượng và các ngành liên quan trong nước nhằm giảm sức ép về giá dầu mỏ trong giai đoạn hiện nay. Than Antraxit của Việt Nam là loại than có các đặc tính và tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra trên thị trường đối với loại than có chất lượn cao này, các tiêu chuẩn giao dịch về than hiện nay của than Antraxit của Việt Nam hiện nay như:
● Nhiệt lượng tỏa ra và độ kết dính của than đạt theo tiêu chuẩn ● Lưu huỳnh cháy tối đa là 0,8%
● Hàm lượng clorua đạt 0,03% trở xuống ● Độ tro và độ ẩm thấp
● Trong than không chưa tạp chất …
Hiện nay, tiêu chuẩn than xuất khẩu của Việt Nam được quy định theo tiêu chuẩn cụ thể và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình khai thác và tiêu thụ. Công tác đó không chỉ để khẳng định vị thế, chất lượng và uy tín than Việt Nam trên thị trường mà việc kiểm soát chặt chẽ than sản phẩm sẽ tối đa hóa lợi nhuận từ các sản phẩm than xuất khẩu, tránh trường hợp bán cả lô hàng với giá thành thấp. Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ
thuật và đặc tính cũng như thành phần của than Antraxit, tổng công ty than Việt Nam hiện đang khai thác và xuất khẩu các loại than như sau:
Bảng: Tiêu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam Loại than Cỡ hạt (mm) Độ ẩm (%max) Độ tro (%max) Chất bốc (%) Lưu huỳnh (%max) Cacbon (%) Nhiệt lượng (kcal/kg) Số 1 35 – 100 6 8 – 12 6 – 8 0,6 81 7200 min Số 2 50 – 75 4 6 – 8 5 – 7 0,6 88 8300-8100 Số 3 35 – 50 4 3 – 5 5 – 7 0,6 87 8300-8000 Số 4 15 – 35 5 4 – 6 5 – 7 0,6 86,5 8200-7900 Số 5 6 – 18 5 5 – 7 5 – 7 0,6 86 8100-7900 Số 6 0 – 15 8 6 – 8 6 – 8 0,6 84 8000-7800 Số 7 0 – 15 8 8 – 10 6 – 8 0,6 82 7800-7600 Số 8 0 – 15 8 10 – 15 6 – 8 0,6 77 7600-7200 Số 9 0 – 15 8 15 – 22 6 – 8 0,6 70 7200-6500 Số 10 0 – 15 8 22 – 32 6 – 8 0,6 60 6500-5600 Số 11 0 – 15 8 32 – 42 6 – 8 0,6 50 5500-4600
(Nguồn Tổng công ty Than – Khoán sản Việt Nam)
Các loại than này được phân loại dựa trên các tiêu chí như: kích cỡ hạt, độ tro, độ ẩm hay hàm lượng cacbon, lưu huỳnh… và quan trọng đó là nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi đơn vị than tiêu dùng. Nhưng cũng có thể phân loại than thương phẩm theo các loại hạt: than cục, than cám và than bùn:
● Than cục xô: Cục xô 1a, Cục xô 1b, Cục xô 1c
● Than cục đơn: Cục đơn 6a, Cục đơn 6b, Cục đơn 6c, Cục đơn 7a, Cục đơn 7b, Cục đơn 7c, Cục đơn 8a, Cục đơn 8b.
● Than cám: Cám 7a, Cám 7b, Cám 7c.
● Than bùn: Than bùn 1a, Than bùn 1b, Than bùn 1c, Than bùn 2a, Than bùn 2b. Bên cạnh đó, trong phân loại than thương phẩm người ta cũng có thể phân chia theo các mỏ than khai thác, như: mỏ than vùng Hòn Gai – Cẩm Phả, mỏ than Mạo Khê, Mỏ Na Dương, Mỏ Vàng Danh… Việc phân loại các mỏ than sẽ giúp cơ quan chức năng đánh giá được tình hình khai thác và kinh doanh ở các mỏ than riêng biêt, từ đấy đưa ra được các phương hướng phát triển cho mỏ, đưa ngành than phát triển.
Hiện nay, tổng công ty than Việt Nam đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong việc phân loại than sản phẩm như:
● TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) Than đá – Xác định độ ẩm toàn phần ● TCVN 173:1995 (ISO 1171:1981) Nhiên liệu – Xác định hàm lượng tro ● TCVN 174:1995 (ISO 652:1981) Than và cốc – Xác định hàm lượng chất bốc ● TCVN 175:1995 (ISO 334:1992) Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định hàm lượng lưu huỳnh chung phương pháp Eschka
● TCVN 200:1995 (ISO 1928:1976) Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định trị số toả nhiệt toàn phần bằng phương pháp bom đo nhiệt lượng và tính trị số toả nhiệt thực ● TCVN 318:1997 (ISO 1170:1977) Than và cốc – Tính kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau
● TCVN 1693:1995 (ISO 1988:1975) Than đá - Lấy mẫu
● TCVN 4307:86 Than – Phương pháp xác định tỷ lệ dưới cỡ và trên cỡ
(chèn bảng phụ lục vào: lấy các tiêu chuẩn áp dụng trên)