6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2.3. Giá trị du lịch
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử với giá trị lịch sử và kiến trúc của mình đã thực sự là điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch, phật tử bốn phƣơng về đây tham quan lễ Phật.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đƣợc xây dựng với tâm nguyện dựng lại một chứng tích của Phật giáo - của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử trên mảnh đất tổ nơi vị vua anh hùng dân tộc đã tu hành và lập nên một thiền phái mang tên Việt Nam. Đây là một chấm son trong lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn là nơi lƣu giữ những cổ vật của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử để giới thiệu về sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm dƣới triều đại nhà Trần cho đến ngày nay, qua đó giáo dục lòng yên nƣớc và niềm tự hào dân tộc, là cơ hội khuyến khích Phật tử trong nƣớc và ngoài nƣớc trở về tìm hiểu nguồn gốc tu hành của tổ tiên mình., thăm lại quê hƣơng, đất tổ để tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của “đạo Phật Việt Nam”. Những năm gần đây, khách hành hƣơng về Yên Tử ngày một tăng với mong muốn tìm về cõi Phật, tìm về chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm để thấy đƣợc đƣờng lối tu hành mà chƣ tổ thời xƣa đã đắc đạo ở đó. Cái quý báu, cái linh thiêng của Yên Tử là nhờ ngƣời tu đắc đạo trên đó. Trên con đƣờng hành hƣơng về cõi Phật, về chốn tổ phật tử phải trải qua một chặng đƣờng dài đầy gian khổ, mệt nhọc để đạt tới “đỉnh thiêng Yên Tử” chinh phục chùa Đồng với đỉnh cao 1068m so với mực nƣớc biển với mong muốn tìm thấy sự thanh thản, tĩnh tâm, sống tự tại trong sinh tử, an ổn không não phiền, vƣợt qua ranh giới ngăn chia trong đời sống thƣờng nhật của con ngƣời. Phật tử có cảm