Tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về du lích Thiền ở Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.5.3. Tại Nhật Bản

Trong số các quốc gia phát triển hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia có số lƣợng khách du lịch quốc tế rất lớn. Đồng thời, với tiềm lực kinh tế và các cơ hội

đầu tƣ kinh doanh thƣơng mại, sự tò mò về “sự thần kỳ Nhật Bản” đã tạo sự thu hút rất lớn đối với du khách nƣớc ngoài.

Với bề dày bản sắc văn hóa, các đặc trƣng của Nhật Bản đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách trong đó phải kể đến sự hình thành nên Phật giáo Nhật Bản trong quá trình Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào thế kỷ XII và kết hợp với tín ngƣỡng bản địa - thần giáo Shinto tạo ra các thiền phái của Nhật Bản. Shinto là sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp Nhật Bản, vốn gắn chặt và phụ thuộc vào thiên nhiên, hơn nữa lại là một thiên nhiên đầy rủi ro: động đất, núi lửa,... Vì thế Shinto còn đƣợc gọi là “Tôn giáo kính thờ thiên nhiên”. Ngoài những lễ nghi và tập tục, Shinto còn là sự biểu cảm sức mạnh và vẻ đẹp tự nhiên. Sự kết hợp giữa Thiền Trung Quốc và Shinto Nhật Bản tạo ra Zen (thiền Nhật Bản). Ngày nay, Zen trở thành phổ biến và là luật ngữ tiếng Anh chính thức của Thiền.

Zen không chỉ là cách tu tập của Phật giáo mà còn là một lối sống có triết lý giản dị nhƣng thâm trầm, đậm sắc thái Nhật Bản hàng ngàn năm trở lại nay của phần đông dân chúng. Zen đi vào nhiều mặt của đời sống Nhật Bản nhƣ điêu khắc, nghệ thuật tranh mặc hội (Sumiye), xây dựng các công viên thiền (ví dụ điển hình là công viên đá Royanji ở Kyoto), vƣờn thiền (Zen Garden). Tầm cao của lối sống Nhật mang đậm phong cách thiền là võ sĩ đạo (Bushido)... Tuy nhiên, hoạt động phổ biến nhất của Zen đƣợc nhân dân Nhật Bản áp dụng hàng ngày và cũng đƣợc thế giới biết đến nhiều nhất là Trà đạo Nhật Bản. Tính chất Thiền trong Trà đạo Nhật bản đƣợc các nƣớc phƣơng Tây cũng nhƣ thế giới biết đến thông qua nhiều phƣơng tiện trong đó đáng chú ý đƣợc đề cập trong cuốn Thiền Luận của Suzuki (quyển hạ).

Sự phát triển du lịch Thiền trên cơ sở một xã hội có phong cách sống Thiền đã khiến thiên nhiên Nhật Bản đƣợc bảo vệ rất tốt. Chính Hội Các đền thờ Shinto là tổ chức đầu tiên đề xuất việc bảo vệ môi trƣờng ở đất nƣớc này và nhờ đó cũng tạo ra tiềm năng du lịch thu hút du khách quốc tế đến với Nhật Bản. Ngoài ra, sự phát triển của Trà đạo, các vƣờn thiền... cùng với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là thế mạnh cho Nhật Bản trong việc phát triển loại hình du lịch này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về du lích Thiền ở Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)