6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2.1. Giá trị lịch sử, văn hóa tư tưởng của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Do vị thế lịch sử đặc biệt của mình, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang trong mình nhiều giá trị văn hóa tƣ tƣởng sâu sắc bởi Thiền viện đƣợc xây dựng trên chính nơi khơi nguồn, nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm - Thiền phái riêng của Việt Nam với ông tổ là ngƣời Việt Nam.
Thiền viện đƣợc xây dựng trên nền móng của chùa Lân (chùa Long Động) cũ. Thiền viện tọa lạc trên đỉnh núi giống nhƣ hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, chính vì vậy ngƣời xƣa khi xây dựng đã đặt tên theo dáng núi - Chùa Lân. Tên chùa còn đƣợc hiểu theo nghĩa khác: ngày xƣa, trƣớc khi ngập trắng cả vùng Nam Mẫu, muốn lên chùa phải chống gậy mà lên. Nhà chùa mến khách, dùng dây cho khách bám lân vào. Công việc lân dây lên chùa trở thành quen, đến nỗi đặt luôn chùa là “chùa Lân”.
Trong quá trình khai quật nền móng chùa Lân để xây dựng Thiền viện đã tìm thấy rất nhiều di vật, hiện vật từ thời Trần, đó là những mảnh tháp, các bệ men, gạch lát có niên đại từ thế kỷ XIII, XIV... đó là những kiến trúc nổi bật của thời Trần, là di sản văn hóa vô giá của dân tộc, là sản phẩm của văn minh Đại Việt. Thiền viện đã trở thàng nơi lƣu giữ những dấu tích, những di vật và di chỉ khảo cổ có ý nghĩa, cho phép dựng lại diện mạo, đời sống kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc thời Trần.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi lƣu giữ những cổ vật của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, qua đó góp phần giới thiệu sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, của dòng thiền Trúc Lâm qua các thời kỳ lịch sử, góp phần giáo dục lòng yêu nƣớc, niềm tự hào dân tộc, thắp sáng ngọn đền Thiền Tông Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, tôn vinh giá trị văn hóa phi vật thể của Yên Tử.
Tinh thần Thiền Tông thời Trần là một tƣ tƣởng đạo đức lớn của ông cha ta, các ngài đã “xem ngaivàng như dép rách” để nêu gƣơng cho các tăng ni phật tử tu theo, để dậy cho nhân dân con cháu noi theo hãy sống đời đạo đức (tu tập Thiền) để đƣợc quả phúc lành trong hiện đời và đời sau.
Nhờ truyền thống văn hóa đạo đức đó mà dân tộc ta còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Nếu ông cha ta không khéo gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và sống đời đạo đức thì có lẽ dân tộc ta cũng nhƣ các dân tộc khác thời bấy giờ đã có thể bị tiêu diệt hay đồng hóa theo quy luật nhân quả, tuần hoàn của vũ trụ. Do nhận thức sâu sắc về tƣ tƣởng đạo đức và đƣờng lối tu hành của Thiền phái Trúc Lâm “tin tâm mình là Phật, hay Phật tại tâm” mà hòa thƣợng thiền sƣ Thích Thanh Từ
cùng các tăng ni phật tử và giáo hội Phật giáo Việt Nam đã về Yên Tử xây dựng thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thắp sáng ngọn đèn chánh pháp tại chốn tổ Yên Tử, xây dựng lại chiếc nôi của “ đạo Phật Việt Nam” đã có từ xa xƣa, để đáp ứng đƣợc nhu cầu tín ngƣỡng cho nhân dân và phật tử tu hành về Yên Tử trong thiên niên kỷ này.