5. Bố cục khóa luận
3.1.6 Tạo sự chuyển biến trong đầu tư bảo vệ môi trường
Quán triệt quan điểm của Đảng đƣợc thể hiện tại Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị là: "Khắc phục tƣ tƣởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trƣờng. Đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng là đầu tƣ cho phát triển bền vững", trong giai đoạn từ năm 2010 -2020, đề nghị xem xét để tăng chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp môi trƣờng "đạt mức chi không dƣới 1% tổng chi ngân sách nhà nƣớc và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tích cực để khai thác các nguồn đầu tƣ từ xã hội, tranh thủ nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Trong khi nguồn ngân sách của nhà nƣớc ta còn nhiều hạn chế thì đây là một giải pháp thông minh. Khi mà tình hình môi trƣờng đang có những diễn biến ngày càng xấu thì trên phạm vi toàn cầu, cộng đồng quốc tế và khu vực đều cam kết phối hợp nỗ lực nhằm cải thiện môi trƣờng vì mục tiêu phát triển bên vững cho cả thế hệ hiện nay và các thế hệ sau này, cam kết hỗ trợ các nƣớc chậm phát triển giải quyết các vấn đề môi trƣờng sinh thái. Ðặc biệt, các tổ chức tài chính thế giới cũng khuyến khích các dự án đầu tƣ theo hƣớng thân thiện môi trƣờng. Nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhằm ƣu tiên đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng về môi trƣờng, đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng, nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trƣờng và đẩy mạnh công tác truyền thông môi trƣờng.
Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khoẻ và cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách nên cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và sự hƣởng ứng của toàn thể nhân dân. Trong thời gian tới, chúng ta có nhiều việc phải làm, nhƣng trƣớc hết là cần sớm xác định đƣợc chƣơng trình hành động thật chi tiết, cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực đối với công tác bảo vệ môi
trƣờng, quyết tâm xây dựng Hải Phòng phát triển bền vững, có sự hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và có môi trƣờng sống trong lành, tốt đẹp, xứng đáng là thành phố mũi nhọn của cả nƣớc.