5. Bố cục khóa luận
1.5.4.2 Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Phƣơng pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả các nguồn tài nguyên tái tạo hay không tái tạo, sao cho đáp ứng đủ
nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhƣng vẫn không ảnh hƣởng đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai.
Muốn sử dụng bền vững tài nguyên tự nhiên thì cần phải:
1) Giữ mức khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo đƣợc đối với các nguồn tài nguyên phục hồi. Xác định rõ mức khai thác sản lƣợng bền vững (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh đƣợc) và không đƣợc phép khai thác quá sản lƣợng bền vững này.
2) Quản lí tốt các nguồn tài nguyên không phục hồi, sử dụng những kĩ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, chống nạn phế thải bừa bãi, thay đổi cách hoạt động và tiêu dùng của con ngƣời để giảm bớt sự tiêu dùng các nguồn tài nguyên này, có phƣơng pháp tái sinh thích hợp để quay vòng sử dụng các nguồn tài nguyên không phục hồi một cách hiệu quả nhất.
3) Tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái: sự tác động của con ngƣời đối với Trái Đất tuỳ thuộc vào số lƣợng ngƣời, mức độ sử dụng và lãng phí các nguồn tài nguyên và năng lƣợng. Giới hạn chịu đựng của trái đất hay của một hệ sinh thái gọi là mức chịu đựng tối đa. Mọi hoạt động của con ngƣời phải tôn trọng giới hạn đó. Thông thƣờng, giới hạn cuối cùng mà chúng ta cho rằng môi trƣờng có thể chịu đựng đƣợc thƣờng không thể xác định một cách chính xác. Vì vậy, chúng ta nên trừ ra một khoảng cách an toàn giữa toàn bộ tác động của chúng ta với ranh giới mà ta ƣớc lƣợng là môi trƣờng chịu đƣợc. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cũng có nghĩa là đảm bảo cho chúng ta có một tƣơng lai an toàn và đầy đủ.