5. Bố cục khóa luận
1.5.3.2 Suy thoái môi trường
Suy thoái môi trƣờng là khái niệm dùng để chỉ trạng thái môi trƣờng, trong đó có sự thay đổi về chất lƣợng và số lƣợng các thành phần môi trƣờng. Theo khoản 7 Điều 3 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 thì “Suy thoái môi trƣờng là sự suy giảm về chất lƣợng và số lƣợng thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đối với con ngƣời và sinh vật”.
Một thành phần môi trƣờng bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu: i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lƣợng và chất lƣợng thành phần môi trƣờng đó hoặc là sự thay đổi về số lƣợng kéo theo sự thay đổi về chất lƣợng các thành phần môi trƣờng và ngƣợc lại. Ví dụ: số lƣợng động vật hoang dã đã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích đất rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lƣợng của đa dạng sinh học.
ii) Gây ảnh hƣởng xấu, lâu dài đến đời sống của con ngƣời và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lƣợng và chất lƣợng các thành phần môi trƣờng phải đến mức gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của con ngƣời hoặc gây nên những hiện tƣợng hạn hán, lũ lụt, sói mòn đất, sạt lở đất… thì mới coi thành phần môi trƣờng đó bị suy thoái.
Số lƣợng và chất lƣợng các thành phần môi trƣờng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trƣờng, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phƣơng tiện, công cụ. phƣơng pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật…
Các cấp độ của suy thoái môi trƣờng: + Suy thoái môi trƣờng
+ Suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng
+ Suy thoái môi trƣờng đặc biệt ngiêm trọng
Cấp độ suy thoái môi trƣờng đối với một thành phần môi trƣờng cụ thể thƣờng đƣợc xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trƣờng đó, cũng nhƣ dựa vào số lƣợng các thành phần môi trƣờng bị khai thác tiêu hủy so với trữ lƣợng của nó.
Nguyên nhân suy thoái môi trƣờng: Suy thoái môi trƣờng là hậu quả của của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trƣờng, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên.