Hát thờ tổ tại nhà thờ ca công Lỗ Khê

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 55 - 56)

a. Phần tế tự

2.3.3.3.Hát thờ tổ tại nhà thờ ca công Lỗ Khê

các giáo phƣờng lân cận trong một vùng thƣờng rủ nhau cùng tổ chức, ít khi làm riêng rẽ.

Ngày xƣa, giáo phƣờng Lỗ Khê làm lễ tế tổ sƣ là Thanh Xà đại vƣơng và Mãn Đƣờng Hoa công chúa vào ngày sinh của đại vƣơng là mồng 6 tháng 4 và ngày hai vị tổ sƣ cùng hóa là ngày 13 tháng 11, tại nhà thờ ca công. Trƣớc ngày giỗ độ một tháng, các trùm họ họp nhau lại cắt đặt đòa kép giỏi mọi nơi về hát thờ, đào kép dầu cách xa mấy, mà giáo phƣờng cắt đặt cũng phải tìm về hát. Những ngƣời đƣợc về hát thờ coi đó là một sự vinh hạnh, giáo phƣờng gọi đó là đƣợc dự Chầu cử.

Hát thờ tổ có múa hát đủ mọi lối, đủ mọi thể, nhƣ một hội diễn liên hoan của giáo phƣờng, vừa tỏ lòng nhớ ơn thánh tổ, vừa phục vụ dân làng.

Cũng nhƣ các ngành nghề khác, ngày tế lễ tổ nghề của Ca trù là dịp để các nghệ sĩ giáo phƣờng đua tài khoe sắc báo công với thần tổ. Bởi vậy vào dịp lễ tế tổ, các đào kép trổ hết tài năng và nhiệt tình nhƣ để báo cáo trƣớc bàn thờ tổ tiên, báo cáo với quản giáp, trùm họ và dân làng, đồng thời ôn luyện lại chuyên môn và thắt chặt tình đoàn kết tƣơng thân tƣơng ái giữa các họ.

Hát thờ tổ khác lối hát thờ Thành hoàng ở đình, khi bắt đầu hát bao giờ đào kép cũng ngâm hai khúc Non Mai và Hồng Hạnh. Đào kép dự chầu cử chỉ ngâm Non Mai, Hồng Hạnh khi hát thờ tổ ở đền Ca công, ngoài ra không bao giờ hát hai khúc ấy ở bất kỳ cửa đình, cửa đền nào, cũng không đƣợc hát cho bất kỳ ai nghe. Vì một lẽ đơn giản, hai khúc ấy là hai bài hát do các vị tổ sƣ giáo phƣờng đặt ra nên chỉ hát để thờ tổ mà thôi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 55 - 56)