Truyền thống cách mạng và truyền thống khoa bảng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 36 - 37)

Tuy là một làng kinh tế chƣa phát triển, chủ yếu làm nghề nông lam lũ vất vả nhƣng các gia đình vẫn khắc phục nhiều khó khăn, chắt chiu tằn tiện nuôi chồng nuôi con ăn học đỗ đạt.

Theo gia phả của một số họ, tính từ thời Lê đến triều Nguyễn, nhất là từ Hậu Lê năm 1536 trở lại, Lỗ Khê đã có 34 ngƣời thi đậu Hán Nôm từ cử nhân, hƣơng cống xuống đến tú tài. Trong đó 7 ngƣời trúng cử nhân, hƣơng cống.

Làng có 21 ngƣời có học, làm quan chức hành chính về tƣ pháp, giáo dục, võ quan. Nhiều nhất là họ Phạm có 16 ngƣời làm quan.

Làng có 39 ngƣời là thầy lang, thầy đồ dạy học ở trong làng và thiên hạ qua nhiều đời. Có gia đình ba anh em ruột là thầy đồ nhƣ họ Hoàng và họ Nguyễn nhà cụ đồ Sân. Có gia đình bố con cùng một khoa thi nhƣ họ Phạm. Cụ đồ Ba ngƣời họ

Phạm tuy lấy vợ và dạy học ở làng Tỏi, xa quê hƣơng nhƣng vẫn tâm huyết với quê hƣơng. Cụ đã làm thơ ca ngợi cảnh làng và làm một câu đối nói về con ngƣời Lỗ Khê thời Lê:

“Trai luyện tài kiếm cung sách bút, Gái cần mẫn đồng ruộng cầm ca”.

Những nét thanh lịch ấy đến nay vẫn còn in đậm trong phong cánh nếp sống của làng ta.

Phong trào học chữ Hán - Nôm thời Lê - Nguyễn đã góp phần nâng cao tri thức và cốt cách tinh thần thanh lịch nho nhã cho con ngƣời Lỗ Khê.

Từ cái nôi văn hóa ấy, làng đã có hàng chục nhà nho yêu nƣớc. Nổi bật họ Hoàng có hai anh em ruột là thầy đồ năm 1912 đã gia nhập và trở thành cán bộ lãnh đạo của phong trào “Việt Nam quang phục hội”, đó là hai ông Phạm Hoàng Triết và ông Phạm Hoàng Luân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)