Các di tích khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 28 - 29)

Nhà thờ Ca công

Nhà thờ ca công đƣợc xây dựng từ thời Lê do 12 họ của giáo phƣờng hàng phủ góp tiền xây dựng. Nhà thờ đƣợc làm bằng gỗ lim với 5 gian nhà thờ Tổ, là dấu tích lịch sử minh chứng cho Lỗ Khê là đất tổ Ca trù. Năm 2001 nhà nƣớc cho sửa lại. Đến nay nhà thờ vẫn còn lƣu giữ đƣợc những bảo vật nhƣ: tƣợng thần hai vợ chồng Tổ sƣ tạc đúc bằng gỗ quý để trong khám; Thần phả ghi sự tích do tiến sĩ Đào Cử viết năm Hồng Đức thứ 7 (1476); Bốn chữ đại tự “ Sinh - Từ - Tự - Điển; Các đạo sắc phụng phong của vua triều Nguyễn.

Nhà thờ Ca công là nơi giáo phƣờng ca trù khắp nơi về tụ họp tƣởng nhớ đến nhị vị tổ sƣ ca trù vào ngày sinh và ngày hóa.

 Nhà thờ hai chí sĩ cách mạng

Hai ông đồ Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Luân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo về đời sống kinh tế nhƣng lại là một gia đình rất giàu về tri thức văn hóa.

Cụ ông thân sinh ra hai ông đồ là Phạm Hoàng Thỏa - một nhà nho hiền triết mẫu mực về lối sống giản dị. Mẹ hai ông là Chu Thị Sào, ngƣời nhà nông thuần túy lam lũ chân lấm tay bùn, chắt chiu tần tiện nuôi dạy con cái học hành. Cụ ông và cụ bà sinh ra đƣợc 4 ngƣời con:

- Ngƣời con trai cả là ông Phạm Hoàng Trù, thi đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) và đƣợc nhà nƣớc phong kiến mời ra làm quan tỉnh Thái Bình.

- Ngƣời con thứ hai là ông Phạm Hoàng Văn cũng là một nhà nho yêu nƣớc, là một ngƣời con trung kiên đáng tin cậy của phong trào yêu nƣớc lúc bấy giờ.

Đƣợc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học, trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, tất cả điều đó đã sớm hun đúc trong hai ông lòng yêu nƣớc. Chính vì vậy, trong phong trào của các tổ chức cách mạng năm 1907 - 1913 ở Lỗ Khê có cả hai ông đã xếp bút nghiên thi cử để tìm đƣờng cách mạng cứu nƣớc, đã tham gia vào tổ chức Việt Nam Quang Phục hội - một tổ chức do nhà

ái quốc Phan Bội Châu sáng lập ra. Hai ông là ngƣời đầu tiên trong xã dùng vũ khí tiêu diệt thù trong giặc ngoài ở thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam chƣa ra đời. Cả hai ông đã hy sinh trên bàn máy chém của thực dân Pháp ở cổng nhà tù Hỏa Lò, để lại danh thơm cho quê hƣơng, vẻ vang cho đất nƣớc.

Năm 2006, huyện Đông Anh tổ chức cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà sử học, cán bộ văn hóa các cấp, viện bảo tàng cách mạng, ban quản lý nhà tù Hỏa Lò, các đồng chí lãnh đạo huyện, xã, thôn nhằm đánh giá công lao to lớn của hai ông đồ và đề xuất với các cấp có thẩm quyền chủ trƣơng ghi công tích lâu dài. Và nhà thờ hai chí sĩ cách mạng đã sớm đƣợc xây dựng là một danh mục di tích lịch sử văn hóa làng. Làng Lỗ Khê lại có thêm một công trình di tích sau công trình nhà lƣu niệm Bác Hồ do lãnh đạo huyện Đông Anh xây dựng vào giữa lúc Hà Nội và cả nƣớc chuẩn bị đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, ngƣời Lỗ Khê biết mấy tự hào về văn hóa và những con ngƣời xƣa nay của quê hƣơng mình đã tạo nên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của làng ca trù Lỗ Khê, xã Liên Hà huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 28 - 29)